Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Đại biểu thành viên Quỹ tín dụng nhân dân Cao su Đắk Lắk nhiệm kỳ VI (2018-2022)

14:45, 12/01/2018

Sáng 12-1, Quỹ tín dụng nhân dân Cao su Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội Đại biểu thành viên nhiệm kỳ VI (2018-2022).

Theo báo cáo tại đại hội, trong năm 2017, nhiệm kỳ V (2013-2017), Quỹ tín dụng Cao su Đắk Lắk đã tiếp tục duy trì sự ổn định, phát triển, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch (KH) đã đề ra, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ 2 năm đầu giai đoạn tái cơ cấu (2016-2020). Trong nhiệm kỳ vốn điều lệ tăng bình quân 7,12%/năm, chiếm 6,75% tổng vốn, đạt 51,5 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng qua các năm trong nhiệm kỳ đạt bình quân 22,9%, không phát sinh nợ quá hạn. Tính đến 31-12-2017, Quỹ có 8.833 thành viên; tổng nguồn vốn hoạt động 764.3 tỷ đồng, đạt 109,65% KH; huy động vốn thực hiện 635,05 tỷ đồng, đạt 109,68% KH; tổng dư nợ 64,8 tỷ đồng, đạt 111,84% KH; lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng vượt 13,4% KH.

Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội.

Đối với công tác cơ cấu lại Quỹ tín dụng đến năm 2020, thực hiện vượt các chỉ tiêu trong kế hoạch cơ cấu, quỹ tăng trưởng bền vững theo đúng lộ trình. Trong đó, đã thực hiện tốt chiến lược phát triển mạng lưới, năm 2016 mở rộng thêm 4 điểm giao dịch gồm: Ea Tar (Phòng giao dịch Cư M’gar), Ea Ngai (Phòng giao dịch Cư Kbô), Cư Bao (Phòng giao dịch Cuôr Đăng), Ea Tóh (Phòng giao dịch Cư Kbô).

Thành viên Ban quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ VI ra mắt Đại hội
Thành viên Ban quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ VI ra mắt Đại hội.

Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ trong năm 2018, nhiệm kỳ VI (2018-2022), với các chỉ tiêu chủ yếu: phát triển thành viên tăng bình quân 2%/năm (cuối nhiệm kỳ đạt 9.657 thành viên); tổng vốn tăng bình quân 11%/năm (cuối nhiệm kỳ đạt 1.299 tỷ đồng); huy động vốn tăng 10%/năm (cuối nhiệm kỳ đạt 1.022 tỷ đồng);  tín dụng tăng 10%/năm (số dư cuối nhiệm kỳ đạt 1.066 tỷ đồng)...

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.