Multimedia Đọc Báo in

Doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk tham gia quảng bá Cà phê Buôn Ma Thuột tại Trung Quốc

16:33, 14/06/2018
Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 5 và Hội chợ xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 25 do Chính phủ Trung Quốc giao Bộ Thương mại và chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 14 đến 20-6 tại TP. Côn Minh, tỉnh Vân Nam.
 
Với chủ đề “Hội nhập vành đai và con đường thúc đẩy hợp tác cùng thắng lợi”, hội chợ có quy mô 17 khu trưng bày với 8.500 gian hàng của 87 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
 
Đoàn doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Công thương làm đầu mối điều phối tổ chức tham gia hội chợ với quy mô 200 gian hàng của 91 doanh nghiệp đến từ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mang đến hội chợ là các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc gồm: cà phê, hạt điều, thanh long, sắn lát, sản phẩm được chế biến từ dừa Bến Tre, hải sản, giày dép, nước hoa, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ...

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (chính giữa) tham quan gian hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái tại hội chợ

Riêng tỉnh Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái tham gia 3 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bày bán các sản phẩm cà phê bột, hạt rang và cà phê hòa tan có dán logo “Buôn Ma Thuột Coffee”. Ngoài đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá thế mạnh đặc trưng, chất lượng sản phẩm Cà phê Buôn Ma Thuột, gian hàng của Công ty còn phục vụ cà phê miễn phí đã thu hút đông đảo khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

Gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk tại hội chợ

 
Được biết, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2017 đạt 93,7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đạt 35,5 tỷ USD. Tính đến hết 4-2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 43,5 tỷ USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.