Multimedia Đọc Báo in

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk sẽ trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường

22:50, 23/10/2018

Bộ Công thương vừa có Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, được tổ chức sắp xếp lại trên cơ sở Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk có chức năng giúp Tổng cục Quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Cục có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại Đắk Lắk.

Chi cục Quản lýt hị trường tiến hành kiểm tra hàng hóa baỳ bán tạp TP. Buôn Ma Thuột (ảnh minh họa)
Kiểm soát viên Cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra hàng hóa bày bán tại TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng có Quyết định giao quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk cho ông Giao Thanh Tùng (trước là Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trưởng tỉnh Đắk Lắk).

Hiện tại, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk gồm có 7 đội Quản lý thị trường trực thuộc. Trong đó, 6 đội quản lý tại địa bàn các huyện và 1 đội Quản lý thị trường số 7 cơ động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn toàn tỉnh.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.