Multimedia Đọc Báo in

Một người tiêu dùng bị tráo hàng khi gửi qua dịch vụ giao hàng

22:58, 15/10/2018
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh vừa giải quyết thành công vụ việc một người tiêu dùng ở TP. Buôn Ma Thuột khiếu nại về việc gửi hàng qua dịch vụ giao hàng nhanh và bị đánh tráo hàng.
 
Theo đơn khiếu nại của anh Trần Tường Vinh (trú tại phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột), ngày 22-5, anh đến Công ty Cổ phần dịch vụ G.H.N ở TP. Buôn Ma Thuột để gửi một chiếc điện thoại di động hiệu Iphone 6S Plus, trị giá 5,9 triệu đồng cho khách hàng. Tuy nhiên, do khách không nhận hàng nên đơn hàng của anh Vinh được đơn vị vận chuyển hoàn trả. Điều bất ngờ là ngày 6-6, khi khui hàng ra, anh Vinh phát hiện ra bên trong không phải là chiếc Iphone 6S Plus - món hàng anh đã gửi trước đó- mà là chiếc điện thoại Iphone 8 Plus của Đài Loan. Thêm vào đó, lúc chuyển hàng anh có đặt các tấm xốp bên trong hộp nhưng khi khui hàng ra thì không thấy các tấm xốp, đồng thời, chiếc điện thoại nhận lại có dán cường lực, trong khi món hàng anh gửi đi không hề dán cường lực.
 
Tiến hành giải quyết một vụ khiếu nại của người tiêu dùng (ảnh minh họa)
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiến hành giải quyết một vụ khiếu nại của người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)
 
Nghi ngờ bị đánh tráo hàng khi gửi, anh Vinh đã đến gặp nhân viên của Công ty Cổ phần dịch vụ G.H.N, nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Để lấy lại công bằng cho mình, anh đã tìm đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm đơn khiếu nại nhờ can thiệp, làm rõ sự cố này.
 
Sau nhiều lần làm việc với các bên liên quan, phía Công ty G.H.N đề nghị được kiểm tra lại quy trình vận đơn, xác minh làm rõ vụ việc. Kết quả, Công ty Cổ phần dịch vụ G.H.N đã thừa nhận sai sót và bồi hoàn lại số tiền 5,9 triệu đồng cho anh Vinh.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.