Multimedia Đọc Báo in

UBND tỉnh chào xã giao Đoàn Đại sứ quán Ấn Độ

20:22, 05/10/2018
Chiều 5-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng đã chủ trì buổi tiếp, chào xã giao đoàn Đại sứ quán Ấn Độ do ngài Parvathaneni Harish, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam dẫn đầu đến thăm Đắk Lắk.
 
th
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng trò chuyện với ngài Parvathaneni Harish, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam. 
 
Phát biểu tại buổi tiếp, ngài Đại sứ Parvathaneni Harish cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của tỉnh đối với các doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư tại Đắk Lắk, trong đó có Công ty TNHH Cà phê Ngon tại Cụm công nghiệp huyện Cư Kuin.
 
Ngài Đại sứ mong muốn trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Công ty TNHH Cà phê Ngon hoàn tất các thủ tục pháp lý để có thể tiến hành việc mở rộng phát triển sản xuất cũng như tiếp tục có các chính sách ưu đãi và giúp đỡ các doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư tại tỉnh.
 
th
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng tặng quà ngài Parvathaneni Harish.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng đã giới thiệu với Đoàn một số kết quả nổi bật về kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến,, đồng thời khẳng định các nhà đầu tư đến từ Ấn Độ đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo việc làm cho lao động địa phương.
 
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng trân trọng gửi lời mời và hy vọng sẽ được tiếp đón các thành viên trong Đoàn công tác của Đại sứ quán Ấn Độ đến tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ  7 được tổ chức vào tháng 3-2019 tại Đắk Lắk để hiểu rõ hơn những nét văn hóa đặc sắc và lòng mến khách của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Hồng Chuyên
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.