Multimedia Đọc Báo in

Sở NN-PTNT tổ chức đối thoại về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính lần thứ 2 năm 2018

16:16, 13/12/2018

Sáng 13-12, Sở NN-PTNT tổ chức buổi đối thoại với hơn 20 cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính lần thứ 2 năm 2018.

Tại buổi đối thoại, Sở NN-PTNT đã thông tin đến các đại biểu về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và tình hình cải cách hành chính những năm qua tại đơn vị.

ảnh
Quang cảnh buổi đối thoại

Cụ thể, trong năm 2017, Sở NN-PTNT vươn xếp thứ 4/23 đơn vị về thực hiện cải cách hành chính, vượt 12 bậc so với năm 2016. Trong năm 2018, Sở NN-PTNT đã tiếp nhận trên 4.000 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó đã giải quyết được 3.990 hồ sơ theo đúng hạn, 14 hồ sơ đang giải quyết, không có hồ sơ quá hạn.

ảnh
Đại biểu tham gia buổi đối thoại phát biểu ý kiến 

Tại buổi đối thoại, các tổ chức, cá nhân đánh giá cao công tác giải quyết thủ tục hành chính rất nhanh, gọn của Sở NN-PTNT. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng quan tâm đến việc giải quyết thủ tục hành chính qua mạng Internet; thủ tục xin phép tổ chức hội thảo; thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư trong chăn nuôi; có giải pháp hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp sạch; tăng cường công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp…

ảnh
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vũ Đức Côn trả lời các ý kiến tại buổi đối thoại

Cũng tại buổi đối thoại, lãnh đạo Sở NN-PTNT đã giới thiệu dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4; hướng dẫn các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến. Đồng thời, các đơn vị trực thuộc Sở đã tiếp thu và thẳng thắn giải đáp các vấn đề mà các cá nhân, tổ chức kiến nghị để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và xem đây là cơ sở để các đơn vị tham mưu cho lãnh đạo Sở NN-PTNT hoàn thiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả.

Minh Thuận

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.