Multimedia Đọc Báo in

Ban An toàn giao thông – Hội Chữ thập đỏ: Tăng cường phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông

08:56, 06/03/2019
Ban An toàn giao thông và Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa ban hành Chương trình phối hợp giữa hai đơn vị trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), giai đoạn 2019-2023.
 
Theo đó, Chương trình phối hợp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng tham gia giao thông, hình thành văn hóa giao thông cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ và cộng đồng dân cư, góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật về ATGT và giảm tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông (TNGT). Xây dựng và phát huy hiệu quả các trạm, điểm sơ cấp cứu, mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ tại cộng đồng, đặc biệt tại các điểm đen về TNGT trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong việc hỗ trợ chăm sóc, sơ cứu đúng cách kịp thời nạn nhân TNGT trước khi có sự can thiệp của ngành Y tế. Nâng cao năng lực, kỹ thuật sơ cứu, ứng phó trong tình huống khẩn cấp cho đội ngũ tình nguyện viên chữ thập đỏ, lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, lái xe qua huấn luyện sơ cấp cứu, diễn tập thực hành xử lý tình huống khẩn cấp, tiến tới phổ cập kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho cộng đồng dân cư…
 
Một buổi tuyên truyền an toàn giao thông tại xã Ea Wy, huyện Ea H'leo. (Ảnh minh họa)
Một buổi tuyên truyền an toàn giao thông tại xã Ea Wy, huyện Ea H'leo. (Ảnh minh họa)
 
Để hoàn thành mục tiêu trên, hai cơ quan sẽ tập trung phối hợp những nội dung như: tuyên truyền nâng cao nhận thức và từng bước thay đổi hành vi an toàn khi tham gia giao thông cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ và nhân dân; tổ chức tập huấn, đào tạo, huấn luyện và diễn tập sơ cấp cứu; xây dựng điểm chốt sơ cấp cứu chữ thập đỏ; thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và Chương trình “Vòng tay nhân ái, chia sẻ nỗi đau tai nạn giao thông”.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.