Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện 36 vụ phá rừng làm nương rẫy

14:41, 09/04/2019

Từ đầu năm 2019 đến nay, trên lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông quản lý đã xảy ra 36 vụ phá rừng trái phép để làm nương rẫy với tổng diện tích bị thiệt hại 7,7 ha.

Gần đây nhất, vào ngày 20-3 lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị trong khi tuần tra đã phát hiện tại tiểu khu 1154 có một số đối tượng đang chặt phá rừng. Lực lượng chức năng của Công ty đã bắt giữ Vừ Thị Khoa (trú tại thôn Ea Hăn, xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông). Tại hiện trường, những cây gỗ lớn bị đốn hạ bằng cưa máy, những cây gỗ nhỏ bị chặt hạ bằng rựa, tổng diện tích rừng bị thiệt hại 0,55 ha. Hiện nay, Công ty đã hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan chức năng để tiếp tục điều tra, xử lý.

Một khoảnh rừng thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông bị người dân chặt phá để làm nương rẫy
Một khoảnh rừng thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông bị người dân chặt phá để làm nương rẫy.

Ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông cho biết, đơn vị hiện đang quản lý 28.000 ha rừng giáp ranh với nhiều địa phương, dân cư sống ở vùng đệm của rừng điều kiện kinh tế còn khó khăn, dân di cư tự do đông, nhu cầu về đất sản xuất, lâm sản lớn nên tình trạng người dân thường xuyên xâm nhập trái phép vào rừng để chặt phá rừng lấy đất làm nương rẫy, săn bắn, khai thác gỗ khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng ở đây gặp rất nhiều áp lực. Bên cạnh đó, các đối tượng chủ yếu phá rừng vào ban đêm, phá từng khoảnh nhỏ… nên rất khó phát hiện, xử lý. 

Để ngăn chặn tình trạng này, hiện Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông đã tăng cường lực lượng tuần tra, theo dõi ở những khu vực bị chặt phá, có nguy cơ bị chặt phá để phát hiện và xử lý các hành vi gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng của địa phương điều tra, xử lý các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật theo quy định. 

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.