Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

15:08, 15/05/2019

Ngày 15-5, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh họp bàn kế hoạch tổ chức tổng kết 10 năm triển khai Cuộc vận động trên địa bàn.

Ông Y Dec H’Đớk, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động chủ trì cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp
Các đại biểu tham dự cuộc họp

Theo đánh giá tại cuộc họp, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009 đến 2019 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, Cuộc vận động đã làm thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng của người dân theo xu hướng ngày càng tin dùng hàng Việt. Có được kết quả trên là nhờ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực Cuộc vận động, ưu tiên dùng hàng trong nước sản xuất.

33
Ông Y Dec H’Đớk, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động phát biểu tại cuộc họp

Cuộc họp đã thông qua dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Đắk Lắk. Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đã cho ý kiến góp ý về dự thảo báo cáo tổng kết.

Dự kiến, ngày 24-5 tới sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Đắk Lắk. Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên để chuẩn bị chu đáo cho hội nghị tổng kết, nhất là công tác tuyên truyền để Cuộc vận động đạt được hiệu quả cao.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.