Multimedia Đọc Báo in

Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

17:53, 30/05/2019

Chiều 30-5, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Y Dec H’Đớk, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường phát biểu tại Hội nghị.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường phát biểu tại hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, qua 10 năm thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là Cuộc vận động) đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, công nhân viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh than gia. Đồng thời đã giúp cho doanh nghiệp và giới doanh nhân phát huy tiềm năng, thế mạnh và vai trò của doanh nghiệp đi đầu trong Cuộc vận động, hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Dec H’đớk phát biểu khai mạc Hội nghị .
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Dec H’Đớk phát biểu khai mạc hội nghị.

Thông qua Cuộc vận động, các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực trong việc sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng, giá thành vừa phải. Cụ thể, hiện nay có khoảng 90% sản phẩm hàng hóa Việt Nam được bày bán trong các cửa hàng bán lẻ, hợp tác xã, hệ thống siêu thị trong tỉnh. Hàng hóa Việt Nam từng bước chiếm được thị phần và tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả… 90% sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, 60% sản phẩm thuốc, dụng cụ y tế trong các bệnh viện và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh là hàng Việt… Đặc biệt, xu hướng chọn hàng Việt của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. Qua khảo sát tại các siêu thị và ở một số địa phương trong tỉnh, hiện có trên 85% dân số trên địa bàn đã mua và sử dụng các sản phẩm, hàng hóa do những doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe những tham luận về việc quảng bá, đưa hàng Việt về nông thôn; kết quả sản xuất và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng; công tác triển khai, tuyên truyền, vận động và phối hợp thực hiện Cuộc vận động...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường đã ghi nhận và biểu dương những kết quả tích cực đạt được qua 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động trong thời gian tới, đồng chí đề nghị các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của đơn vị, địa phương; tiếp tục rà soát, bổ sung chương trình hành động, tổ chức thực hiện Cuộc vận động theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và phù hợp với yêu cầu thực tiễn; mở rộng các kênh phân phối hàng Việt Nam thuận tiện, linh hoạt; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi mua bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng nhập trái phép; phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện Cuộc vận động...

Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Đắk Lắk tặng Bằng khen cho các tập thể.
Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Đắk Lắk tặng Bằng khen cho các tập thể.

Nhân dịp này, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Đắk Lắk đã tặng Bằng khen cho 9 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Cuộc vận động.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.