Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Chi hội Rang xay cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ II (2019 - 2024)

16:23, 06/06/2019

Sáng 6-6, Chi hội Rang xay cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2019 - 2024). 

Theo báo cáo tại Đại hội, trong nhiệm kỳ I (2015 - 2019), Chi hội Rang xay cà phê Buôn Ma Thuột có 35 hội viên, trong đó có 17 hội viên được Hiệp hội Cà  phê Buôn Ma Thuột cấp quyền sử dụng Logo Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột. Trong 3 năm (2016 - 2018), đã có khoảng 150 tấn cà phê rang xay mang Logo Cà phê Buôn Ma Thuột được thương mại trên thị trường nội địa, với giá trị tăng thêm khoảng 3 - 5%.

ảnh
Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công thương phát biểu tại Đại hội

Chi hội đã có nhiều hoạt động thu hút sự tham gia của những nhà rang xay trên địa bàn tỉnh về sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột, từng bước thương mại hóa sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê địa phương. Bên cạnh đó, những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại được các hội viên tích cực tham gia, qua đó giới thiệu cà phê mang Logo Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đến với thị trường trong và ngoài nước. Chi hội cũng giúp các hội viên tăng cường quan hệ thương mại, tiếp cận công nghệ, thiết bị, các xu hướng tiêu dùng mới của thị trường cà phê nói riêng và thị trường đồ uống nói chung.

Đại hội đã thông qua phương hướng chủ yếu trong nhiệm kỳ 2019 – 2024: tiếp tục củng cố, phát triển hội viên; thực hiện tốt vai trò bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; tăng cường kết nối giữa hội viên sản xuất cà phê nhân và cà phê rang xay để đẩy mạnh tiêu thụ cà phê nhân mang Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại…

ảnh
Ban Chấp hành Chi hội Rang xay cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ II (2019 - 2024) ra mắt Đại hội

Đại hội cũng bầu ra Ban Chấp hành Chi hội Rang xay cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ II, với 5 thành viên. Ông Nguyễn Xuân Lợi, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái được bầu làm Chi hội trưởng.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.