Multimedia Đọc Báo in

Tổng kết dự án sử dụng nước tưới hợp lý của ngành cà phê Việt Nam

22:07, 28/11/2019

Chiều 28-11, Văn phòng đại diện E.D.E Consulting tổ chức Hội thảo Tổng kết dự án sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành cà phê Việt Nam.

Tham dự có Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Văn Đức; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; các chuyên gia về lĩnh vực nước, cà phê; các hộ dân tham gia dự án.

ảnh
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Văn Đức phát biểu tại hội thảo

Sau 5 năm thực hiện (2014 - 2019), Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành cà phê Việt Nam” đã hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50.000 nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) bằng phương pháp tưới bồn (từ 400-500 lít nước/cây/đợt), giảm từ 50 - 60% lượng nước so với phương pháp tưới truyền thống. Ngoài ra, nông dân còn được nâng cao kiến thức về canh tác cà phê bền vững từ khâu chăm sóc, thu hái, bảo quản... Điều này đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước do biến đổi khí hậu và kỹ thuật canh tác, tưới tiêu kém hiệu quả ở vùng Tây Nguyên.

ảnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho TS. Dave A.D'haeze, Tổng Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Neumann

Phát biểu tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Văn Đức cho rằng, sản xuất cà phê của Việt Nam đang thiếu tính bền vững, nhất là đang chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu. Do đó, các giải pháp như tiết kiệm nước, tạo nguồn nước tưới cho cà phê có vai trò quan trọng đối với các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên. Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành cà phê Việt Nam” đã kịp thời đưa ra các giải pháp cụ thể về tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê. Mong rằng, từ kết quả của dự án, các địa phương sẽ tiếp tục duy trì, nhân rộng để phát triển vùng cà phê bền vững.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.