Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt Bộ phận hành chính công huyện Krông Pắc

16:43, 02/01/2020
Sáng 2-1, UBND huyện Krông Pắc tổ chức ra mắt Bộ phận hành chính công cấp huyện.
 
Bộ phận hành chính công cấp huyện là đơn vị hành chính đặc thù được mở rộng, nâng cấp từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND huyện.
 
Với 25 cán bộ, viên chức chuyên trách và kiêm nhiệm thuộc các cơ quan chuyên môn của huyện, Bộ phận hành chính công huyện Krông Pắc là đầu mối tập trung hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); theo dõi, giám sát, công khai, minh bạch hóa quy trình giải quyết; cung cấp thông tin dịch vụ và TTHC gắn với việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết cho các tổ chức, cá nhân. 
 
Lãnh đạo huyện Krông Pắc bấm nút ra mắt Bộ phận hành chính công cấp huyện.
Lãnh đạo huyện Krông Pắc bấm nút ra mắt Bộ phận hành chính công cấp huyện.
 
Tại Bộ phận hành chính công cấp huyện Krông Pắc có 12 TTHC được tiếp nhận, giải quyết trực tiếp thuộc các lĩnh vực của các đơn vị: Văn phòng Đăng ký đất đai; Công an huyện; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Tài nguyên – Môi trường; Chi cục Thuế; Bảo hiểm Xã  hội huyện; Bưu điện huyện. 
Lãnh đạo huyện tham quan Bộ phận hành chính công cấp huyện.
Lãnh đạo huyện tham quan Bộ phận hành chính công cấp huyện.
 
Việc thành lập Bộ phận hành chính công cấp huyện là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết các TTHC của các cơ quan nhà nước, tăng cường tính liên thông, bảo đảm các thủ tục được giải quyết nhanh, công khai minh bạch, rút ngắn thời gian so với quy định, giảm chi phí thực hiện TTHC, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh giải pháp thực hiện cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính…
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.