Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi đạt 426 tỷ đồng

14:48, 09/02/2020

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tín dụng chính sách năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

Năm 2019, NHCSXH huyện đã hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn.

Tổng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đạt trên 432,97 tỷ đồng (tăng 7,32% so với năm 2018); tổng dư nợ các chương trình 426 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch). Tổng doanh số cho vay trên 125,42 tỷ đồng với 4.582 lượt đối tượng chính sách.

Toàn huyện hiện 392 tổ tiết kiệm và vay vốn, chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố, nợ xấu chiếm 0,11%. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn bảo đảm đúng mục đích. Toàn huyện có 9 đơn vị không có nợ quá hạn gồm: Cư Yang, Ea Ô, Ea Păl , Cư Bông, Cư Prông, Ea Sô, Ea Tyh, Cư Elang và thị trấn Ea Kar.

341234
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách năm 2019 nhận Giấy khen của Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Ea Kar

Năm 2020, NHCSXH huyện Ea Kar xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện tốt công tác điều hành kế hoạch tín dụng; tích cực thu nợ tạo lập vốn cho vay quay vòng, nâng mức cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích, hiệu quả thấp; tăng cường công tác kiểm tra cơ sở để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay vốn.

Nhân dịp này, Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Ea Kar đã khen thưởng 13 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách năm 2019.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.