Multimedia Đọc Báo in

Đáp ứng yêu cầu dạy chữ Êđê cho con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

19:32, 29/06/2020
Theo Phòng VH-TT TP. Buôn Ma Thuột, so với tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm khoảng 15% trên tổng số dân hiện có trên địa bàn thành phố, thì việc  dạy chữ Êđê cho con em đồng bào ở đây đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra.
       
Đến nay, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột có 10 trường phổ thông cơ sở triển khai dạy chữ Êđê cho học sinh người dân tộc thiểu số tại chỗ. Chương trình này được đưa vào giảng dạy chính khóa và xem đó như môn học bắt buộc với đầy đủ những nội dung, quy chế cụ thể do Sở GD-ĐT ban hành.
 
Dạy và học...
Dạy và học chữ Êđê tại Trường Tiểu học Tô Hiệu (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột)
       
Được biết, trong thời gian tới chính quyền TP. Buôn Ma Thuột sẽ dành một phần kinh phí từ Đề án bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số (giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030) để triển khai chương trình ngoại khóa “Dạy và học tiếng mẹ đẻ” cho con em các dân tộc Êđê, Thái, Mường và Hoa hiện đang sinh sống, học tập trên địa bàn thành phố. 
                                                                                             
Phương Đình 
        
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.