Multimedia Đọc Báo in

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị kiểm tra dự án điện mặt trời tại huyện vùng biên Ea Súp

21:52, 12/09/2020
Ngày 12-9, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Cụm 5 nhà máy điện mặt trời (ĐMT) Xuân Thiện – Ea Súp.
 
Cụm 5 nhà máy ĐMT Xuân Thiện – Ea Súp có tổng công suất 600 MW/830 MWp, trong đó có 3 nhà máy công suất 100 MW và 2 nhà máy có công suất 150 MW, tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng do Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư.
 
Theo báo cáo của chủ đầu tư, hiện đơn vị đã hoàn thành 100% các hạng mục xây dựng cơ bản, đạt 80% tiến độ lắp đặt cáp ngầm, giá đỡ, tấm pin, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành phát điện thương mại vào ngày 15-11-2020. Theo kế hoạch, giai đoạn 2 dự án được chủ đầu tư thực hiện, gồm 10 nhà máy, tổng công suất là 1.400 MW/1.936 MWp.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị (người đi đầu) thị sát các hạng mục, công trình của cụm nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị (người đi đầu) thị sát các hạng mục, công trình của cụm nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp
 
Làm việc với chủ đầu tư sau khi thực địa các công trình, hạng mục dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị đánh giá cao năng lực, uy tín của nhà đầu tư trong lĩnh vực ĐMT cũng như những cố gắng trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tại huyện Ea Súp. 
 
Đại diện chủ đầu tư giới thiệu với đoàn công tác của UBND tỉnh về công nghệ, thiết bị sản xuất điện mặt trời
Đại diện chủ đầu tư giới thiệu với đoàn công tác của UBND tỉnh về công nghệ, thiết bị sản xuất điện mặt trời
 
Đây là dự án lớn, quan trọng của tỉnh, do đó, các sở, ngành và huyện Ea Súp cần hỗ trợ, hướng dẫn chủ đầu tư một cách linh hoạt trong việc kéo đường dây 500 kV và đền bù giải phóng mặt bằng diện tích đất sản xuất mà đường dây 110 kV của dự án đi qua để 5 nhà máy ĐMT này đi vào hoạt động bảo đảm tiến độ của nhà đầu tư.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.