Multimedia Đọc Báo in

5.000 lượt khách đến tham quan Hội chợ triển lãm nông nghiệp - thương mại

18:20, 22/10/2020

Sau 6 ngày diễn ra, Hội chợ triển lãm nông nghiệp - thương mại trong khuôn khổ của Festival “Sản phẩm vật tư nông nghiệp, thương mại khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk năm 2020” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo tổ chức đã chính thức khép lại.

Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi trong những ngày diễn ra, nhưng Hội chợ triển lãm được tổ chức thành công, đúng theo kế hoạch đề ra. Hàng hóa tham gia Hội chợ triển lãm được chuẩn bị công phu, chu đáo, đa dạng, có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của từng địa phương; sản phẩm đặc trưng vùng, miền từ các tỉnh, thành trong cả nước nên thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng.

Khách tham quan, tìm hiểu sản phẩm tại gian hàng Star up Đắk Lắk trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm
Khách tham quan, tìm hiểu sản phẩm tại gian hàng Startup Đắk Lắk trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm

Hội chợ triển lãm đã giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường mới. Một số doanh nghiệp đã thực hiện được các giao dịch, ký kết hợp đồng tiêu thụ, ghi nhớ hợp tác, mở một số đại lý phân phối tại Đắk Lắk. Đặc biệt, Hội chợ triển lãm lần này đã tạo ra nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi trực tiếp giữa nông dân với các nhà khoa học, doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.

Trong khuôn khổ của Hội chợ triển lãm còn có các hoạt động hỗ trợ như tổ chức xúc tiến thương mại, khuyến mãi, dùng thử sản phẩm, đố vui tặng quà, giao lưu văn nghệ… nên đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho khách tham quan.

Theo Ban tổ chức, trong 6 ngày diễn ra (từ 16 đến 21-10), Hội chợ triển lãm đã thu hút 5.000 lượt khách đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm sản phẩm. 

Minh Thuận - Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.