Multimedia Đọc Báo in

Hơn 10.000 hội viên phụ nữ tham gia đồng diễn áo dài

20:45, 16/10/2020
Sáng 16-10, hơn 10.000 hội viên phụ nữ của các tổ chức cơ sở hội phụ nữ trong tỉnh đã cùng tham gia chương trình “Đồng diễn áo dài”.
 
Theo đó, trong khoảng thời gian từ 7 - 8 giờ, tại 192 điểm công cộng, khu hoa viên, công viên, quảng trường, điểm sinh hoạt văn hóa của các địa phương trong tỉnh, hội viên phụ nữ của các đơn vị trong trang phục áo dài truyền thống đã cùng biểu diễn những động tác khỏe khoắn, vui tươi trên nền nhạc “Bài ca phụ nữ Việt Nam”, qua đó tôn lên được vẻ đẹp của chiếc áo dài truyền thống, nét đẹp, sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
 
Hội viên phụ nữ TP. Buôn Ma Thuột đồng diễn áo dài
Hội viên phụ nữ TP. Buôn Ma Thuột đồng diễn áo dài
 
Trong đó, riêng tại TP. Buôn Ma Thuột, chương trình được tổ chức tại Quảng trường 10-3 với sự tham gia của hơn 600 hội viên phụ nữ, có rất đông người dân đến xem và cổ vũ.
 
Tất cả các bài đồng diễn trong dịp này đều được các đơn vị phát trực tiếp trên trang mạng xã hội Facebook “Hội LHPN Đắk Lắk phong trào TDTT”, thu hút hàng nghìn lượt theo dõi và chia sẻ. 
 
Đây là lần thứ 2 Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh phát động chương trình "Đồng diễn áo dài" nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị trang phục Áo dài truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam; qua đó đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” trong cán bộ, hội viên, phụ nữ. Đồng thời cũng là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20-10), chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. 
 
Vân Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.