Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

23:24, 29/01/2021
Chiều 28-1, UBND huyện Krông Ana đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020. 
 
Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm của cây ăn quả trên địa bàn huyện Krông Ana có sự liên kết giữa Công ty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Hương Cao Nguyên với Tổ hợp tác (THT) Cây ăn trái an toàn Thành Phát (xã Ea Bông) và THT Vải Ea Na (xã Ea Na). Theo đó, sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết là sản phẩm cây ăn quả gồm vải, sầu riêng, bơ với tổng diện tích 34,5 ha.
 
Trong năm 2020, Dự án đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho từng thành viên phương pháp canh tác an toàn, ghi nhật ký sản xuất, các hạng mục thuốc cấm sử dụng; làm truy suất nguồn gốc cho sản phẩm… Đến nay, các sản phẩm bơ, sầu riêng, vải thiều với tổng diện tích 33 ha của 2 THT đã được cấp chứng nhận VietGAP và tem truy xuất nguồn gốc.
 
THT
THT Cây ăn trái an toàn Thành Phát và THT Vải Ea Na nhận Giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm cây ăn trái an toàn
 
Theo đánh giá, dự án phát triển sản xuất trong trồng và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn huyện đã bảo đảm đúng mục tiêu, quy mô và các hạng mục trong dự án. Trong thời gian tới, dự án cần tạo ra giá trị gia tăng, giúp nông dân sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên trong THT; củng cố liên kết nông dân với nông dân, tạo thói quen sản xuất nông nghiệp bền vững; giảm các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cho các thành viên của THT và doanh nghiệp; các THT vận động thành viên thực hiện đúng mục đích, nội dung các khoản đầu tư của dự án, canh tác theo quy trình đã được phê duyệt, bán sản phẩm cho doanh nghiệp như cam kết...
 
Vân Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.