Multimedia Đọc Báo in

Bàn giao nhà Tình nghĩa tặng cựu thanh niên xung phong huyện Ea Kar

19:05, 03/02/2021

Ngày 3- 2, Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh phối hợp Tập đoàn Bảo Việt tổ chức bàn giao nhà Tình nghĩa tặng cựu thanh niên xung phong Nguyễn Thị Thục (xã Ea Sar) và Lê Trọng Thực (thị trấn Ea Knốp), huyện Ea Kar.

Mỗi căn nhà được xây dựng quy mô cấp 4 với tổng diện tích khoảng 40 m2, tổng kinh phí xây dựng căn nhà của bà Nguyễn Thị Thục khoảng 90 triệu đồng và căn nhà của ông Lê Trọng Thực khoảng 70 triệu đồng; trong đó Tập đoàn Bảo Việt tài trợ 50 triệu đồng, Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng, số tiền còn lại của gia đình, dòng họ cùng đóng góp.

a
Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Nguyễn Thị Tác trao quyết định bàn giao nhà và quà cho gia đình bà Nguyễn Thị Thục.

Được biết, hai vợ chồng bà Nguyễn Thị Thục đều là cựu thanh niên xung phong. Những năm qua, gia đình bà phải sống nhờ trong nhà của một người họ hàng; kinh tế gia đình chủ yếu đi làm thuê làm mướn.

Còn vợ chồng ông Lê Trọng Thực cũng là cựu thanh niên xung phong, các con đều có gia đình riêng nhưng cuộc sống cũng khó khăn nên bao nhiêu năm nay vợ chồng bà sống tạm bợ trong căn nhà đã xuống cấp, bản thân hai vợ chồng ông không có nguồn thu nhập nên cuộc sống rất khó khăn. 

700
Đại diện Tập đoàn Bảo Việt trao bảng tượng trưng số tiền hỗ trợ cho gia đình ông Lê Trọng Thực.

Tại buổi lễ bàn giao nhà, đại diện các đơn vị, địa phương cũng có những phần quà thiết thực trao tặng cho gia đình các cựu thanh niên xung phong để hỗ trợ gia đình đón một cái Tết Nguyên đán vui tươi, đầm ấm.

Được biết, trong năm 2020, Tập đoàn Bảo Việt đã hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk 2 tỷ đồng để xây dựng Trường Mầm non Hoa Pơ Lang (xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana) và 500 triệu đồng để xây dựng nhà Tình nghĩa; trong đó, có 5 căn nhà cho hội viên Hội Cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

 Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.