Multimedia Đọc Báo in

Góp ý dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh giai đoạn 2021 - 2025

13:05, 13/03/2021
Sáng 13-3, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) đã tổ chức họp thẩm tra, góp ý Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
 
Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thanh Hiệp; Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Phan Thị Như Thủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
 
1
Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Dự thảo Nghị quyết gồm 3 Điều gồm: Quy định các nội dung thực hiện từ nguồn ngân sách, mục tiêu đối tượng thụ hưởng, đơn vị thực hiện; quy định việc tổ chức thực hiện; hiệu lực thi hành. Theo đó, Nghị quyết sẽ hỗ trợ cho 5.450 trẻ em dưới 16 tuổi thuộc các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật được tư vấn khám sàng lọc tầm soát bệnh, chỉ định và hỗ trợ phẫu thuật. Dự kiến trong 5 năm (từ 2021 đến 2025), ngân sách tỉnh bố trí khoảng 3,8 tỷ đồng; nguồn vận động trong nước, quốc tế khoảng 6,7 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có 104.408 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; trong đó có 5.647 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong 5 năm (2016 - 2021), bằng nguồn qũy huy động hằng năm và với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đã vận động được gần 73 tỷ đồng, hỗ trợ cho 66.788 trẻ em thông qua các hoạt động như: phẫu thuật chỉnh hình, cấp học bổng, hỗ trợ đột xuất khó khăn, đầu tư các công trình phúc lợi cho trẻ em…

1
Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Lâm Đình Nhiên trình bày dự thảo Nghị quyết.

Việc ban hành Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với trẻ em nghèo, cận nghèo bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, nhằm giúp các em có sức khỏe tốt, hòa nhập cộng đồng, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

1
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thanh Hiệp tham gia ý kiến tại cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã có nhiều ý kiến tham gia thảo luận, góp ý và thẩm tra Tờ trình, dự thảo Nghị quyết. Đa số đại biểu đồng ý với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết này nhằm tạo điều kiện bảo đảm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh. Tuy nhiên, một số đại biểu yêu cầu cơ quan soạn thảo cần xem xét thống kê lại số trẻ em thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách sát với thực tế để bố trí kinh phí; điều chỉnh nguồn kinh phí ưu tiên cho số trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo… Bên cạnh đó, một số đại biểu đề nghị tăng kinh phí từ nguồn ngân sách bố trí dành cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Về bố cục của văn bản cũng cần chỉnh sửa lỗi, cân đối phù hợp giữa các mục, dự toán chi tiết các hoạt động truyền thông, phẫu thuật, khảo sát, khám sàng lọc… Đối tượng thụ hưởng cần quy định rõ trẻ em thường trú hay cư trú tại địa bàn để bảo đảm cho các cấp chính quyền triển khai thuận tiện. 

1
Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) Phan Thị Như Thủy phát biểu kết luận cuộc họp.
 
Phát biểu kết luận cuộc họp, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) Phan Thị Như Thủy ghi nhận, tiếp thu các ý kiến góp ý của các thành viên. Trên cơ sở nội dung đã thảo luận, Ban sẽ tích cực phối hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và các đơn vị liên quan để thẩm định, hoàn thiện Nghị quyết trước khi trình HĐND tỉnh ban hành. 
 
Thế Hùng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.