Multimedia Đọc Báo in

Hướng tới xây dựng Chính phủ số

15:12, 16/03/2021
Sáng 16-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.
 
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có đồng chí Phạm Ngọc Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành hữu quan.
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến. Ảnh: baochinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến. (Ảnh: baochinhphu.vn)
 
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổ công tác) được Thủ tướng ký Quyết định 1642/QĐ-TTg, ngày 19-8-2016 thành lập với 11 thành viên. Tổ công tác chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương và hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ.
 
Trong 5 năm hoạt động, Tổ công tác đã thực hiện 104 cuộc kiểm tra đối với 22 bộ, cơ quan ngang bộ, 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 44 địa phương, 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Ngoài ra, Tổ công tác đã có 16 buổi làm việc với các cơ quan, hiệp hội để lắng nghe, nắm bắt những khó khăn về cơ chế, chính sách và những rào cản hành chính mà doanh nghiệp đang gặp phải.
 
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại Hội nghị. Ảnh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: baochinhphu.vn)
 
Qua các cuộc kiểm tra, đã tạo chuyển động thực sự về kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giao chuyển biến rõ nét, ngày càng thực chất. Chất lượng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nâng cao. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hoạt động của Tổ công tác cũng thúc đẩy mối quan hệ phối hợp công tác giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; góp phần hiện thực hóa quyết tâm và mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ hướng tới người dân, doanh nghiệp.
 
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương đã trình bày các tham luận và đóng góp nhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.
 
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, 5 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, cùng sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong những thành tựu chung đó, có sự đóng góp của Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của Tổ công tác là một dấu ấn tích cực trong nhiệm kỳ Chính phủ, đã tạo lan toả mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước.
 
Thủ tướng Chính phủ mong muốn, thời gian tới, Tổ công tác cần duy trì hoạt động tích cực, hiệu quả hơn nữa để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động nắm bắt tình hình, thực tiễn cuộc sống, các vấn đề nóng, xã hội quan tâm, phát huy tinh thần hành động quyết liệt, không ngại va chạm.
 
Khả Lê

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.