Multimedia Đọc Báo in

Liên danh doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ Đắk Lắk lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang

19:53, 14/05/2021

Theo thông tin từ UBND tỉnh, liên danh 3 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh vừa có đề xuất hỗ trợ tỉnh lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang.

Cụ thể, liên danh gồm: Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư và Xây dựng Bất động sản Tân Thành (phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) - Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 – CTCP (phường Bình Khánh, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) – Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thuận Việt (phường Bình Khánh, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh).

Đơn vị tư vấn trình bày về Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang.
Đơn vị tư vấn trình bày về Dự án tại Hội thảo góp ý về Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang do Thường trực Tỉnh ủy tổ chức vào cuối tháng 3-2020.

Trước đó, liên danh 3 doanh nghiệp này đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc triển khai Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang. Ngày 7-4-2021, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 2946/UBND-TH về việc triển khai kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với các nhà đầu tư.

Trên cơ sở đó, liên danh 3 doanh nghiệp trên đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo và cho phép doanh nghiệp bằng nguồn kinh phí của đơn vị, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ tỉnh tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang.

Liên quan đến nội dung này, UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư nghiên cứu nội dung đề xuất của liên danh để tham mưu tỉnh xem xét, giải quyết.

Dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang có chiều dài khoảng 113 km, dự toán tổng mức đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng.

Xuân Trường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.