Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp thứ nhất HĐND huyện Krông Ana khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026

10:55, 30/06/2021
Chiều 29-6, HĐND huyện Krông Ana khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất.
 
Tại kỳ họp, các đại biểu được nghe Thường trực Ủy ban bầu cử huyện báo cáo kết quả bầu cử HĐND huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 và báo cáo kết quả xác nhận tư cách đại biểu HĐND huyện.
 
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn huyện Krông Ana diễn ra thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn, dân chủ, thật sự là ngày hội lớn của toàn dân. Huyện Krông Ana thuộc đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội số 2 và đơn vị bầu cử HĐND số 8 của tỉnh. Toàn huyện có 58.667 cử tri đi bầu, đạt tỷ lệ 99,9%. Kết quả đã bầu 3 đại biểu HĐND tỉnh, 35 đại biểu HĐND huyện và 200 đại biểu HĐND cấp xã.
 
Đại biểu biểu quyết
Đại biểu biểu quyết bầu các chức danh chủ chốt của HĐND huyện
 
Tại kỳ họp, HĐND huyện tiến hành biểu quyết và bỏ phiếu kín bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND huyện. Theo đó, ông Nguyễn Kính, Bí thư Huyện ủy Krông Ana trúng cử chức danh Chủ tịch HĐND huyện khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026; ông Mai Văn Phương tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND huyện khóa X.
 
Ông Nguyễn
Ông Nguyễn Kính, Bí thư Huyện ủy Krông Ana được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐND huyện khóa X.
 
Ông Võ Đại Huế, Chủ tịch UBND huyện khoá IX tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện khóa X; ông Nguyễn Minh Đông và ông Hoàng Minh Giám, Phó Chủ tịch UBND huyện khóa IX cũng tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana khóa X.
 
Ra mắt lãnh đạo HĐND VÀ CÁC BAN HĐND NHIỆM KỲ 2021- 2026
Lãnh đạo HĐND và các Ban HĐND huyện khóa X ra mắt nhận nhiệm vụ.
 
Kỳ họp cũng đã thông qua nghị quyết của HĐND huyện về Kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND huyện năm 2021; nghe Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND tại địa phương…
 
Vân Anh

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.