Multimedia Đọc Báo in

Sử dụng nguồn vốn huy động khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh

20:40, 30/07/2021
UBND tỉnh vừa ban hành Quy chế sử dụng nguồn vốn huy động khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
 
Theo đó, việc sử dụng nguồn vốn huy động khác để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh phải đúng mục đích và hướng đến hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình MTQG; nguồn vốn huy động cho công trình nào phải đầu tư trực tiếp cho công trình đó trước; công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động khác.
 
Việc huy động nguồn vốn khác phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, UBND các cấp trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động khác.
 
Người dân xã Ea Kpam (huyện Cư Mgar) đóng góp ngày công xây dựng đường nông thôn mới. (ảnh minh họa)
Người dân xã Ea Kpam (huyện Cư M'gar) đóng góp ngày công xây dựng đường nông thôn mới. (Ảnh minh họa)
 
Đối với việc tổ chức huy động, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để động viên, khuyến khích người dân, cộng đồng dân cư hưởng lợi, cộng đồng doanh nghiệp tự nguyện tham gia đóng góp thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh.
 
UBND cấp huyện, cấp xã tùy theo từng nội dung, dự án, công trình để vận động người dân tham gia đóng góp. Việc huy động nguồn lực được đa dạng hóa với nhiều hình thức như tiền mặt, ngày công lao động, tài sản, vật kiến trúc, đất đai, vật liệu xây dựng…
 
Bên cạnh đó, Quy chế cũng quy định cụ thể về nguồn vốn, đối tượng huy động; việc quản lý vốn huy động; công khai nguồn tài chính huy động; tạm ứng, thanh toán vốn huy động; chi phí quản lý dự án và quyết toán dự án có sử dụng phần vốn huy động.
 
Khả Lê

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.