Multimedia Đọc Báo in

Tổ chức các hoạt động truyền thông lan tỏa phòng chống dịch COVID-19 trên mạng xã hội

10:20, 27/07/2021
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn vừa triển khai các hoạt động truyền thông lan tỏa công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên mạng xã hội. 
 
Theo đó, đoàn viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh có thể lựa chọn tham gia các hoạt động cụ thể như: Xây dựng video clip truyền thông (thực hiện nhảy theo các động tác có mẫu sẵn trên nền nhạc “Vũ điệu 5K”, “COVID nhanh đi đi”,… sau đó đăng tải trên mạng xã hội Tiktok, Facebook cá nhân). Mỗi huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc đăng tải tối thiểu 20 video clip trên trang mạng xã hội chính thức của đơn vị. 
 
Với hoạt động Thiết kế poster, ảnh tuyên truyền và Vẽ tranh tuyên truyền cổ động, tác phẩm dự thi phải có nội dung hướng đến các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, cổ động tinh thần các lực lượng trên tuyến đầu phòng chống dịch, tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam trong chiến đấu với dịch bệnh nguy hiểm… Các cá nhân phải đăng tải sản phẩm tuyên truyền trên Facebook cá nhân và gắn 3 hashtag #vuotquadaidich, #thietkeanh, #DoanTNCSHoChiMinhDakLak. 
 
Sản phẩm dự thi của đoàn viên thanh niên huyện Cư M'gar
Sản phẩm dự thi của đoàn viên thanh niên huyện Cư M'gar (ảnh cắt từ clip)
 
Hoạt động truyền thông diễn ra từ ngày 26-7 đến 26-8. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn sẽ tổng hợp và trao giải thưởng cho các tập thể, cá nhân có các hoạt động ý nghĩa, tạo hiệu ứng lan tỏa, tích cực, hiệu quả. Thể lệ cụ thể của từng nội dung đều đã được đăng tải trên website http://tinhdoandaklak.gov.vn/ và Fanpage: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk. 
 
Chương trình nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống dịch COVID-19, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát huy khả năng sáng tạo, năng khiếu nghệ thuật của đoàn viên, thanh thiếu nhi. Đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả, tích cực các nền tảng mạng xã hội ứng dụng vào công tác tuyên truyền của tổ chức Đoàn.
 
Vân Anh
 

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.