Multimedia Đọc Báo in

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890-19-5-2010): Chí lớn tìm đường cứu nước

11:14, 13/05/2010
Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, cuộc sống người dân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vô cùng cực khổ. Trong thời điểm này đã xuất hiện nhiều phong trào yêu nước nhưng cuối cùng đều bị đàn áp và thất bại như: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương của Phan Đình Phùng, Khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
Những người phụ nữ tham gia Khởi nghĩa Ba Đình – Thanh Hóa bị thực dân Pháp cầm tù
Những người phụ nữ tham gia Khởi nghĩa Ba Đình – Thanh Hóa bị thực dân Pháp cầm tù
Các ông Đội Bình, Đội Nhân, Đội Cốc cầm đầu vụ đầu độc tại Hà Thành bị thực dân Pháp hành quyết và bêu đầu ở Ô Cầu Dền
Các ông Đội Bình, Đội Nhân, Đội Cốc cầm đầu vụ đầu độc tại Hà Thành bị thực dân Pháp hành quyết và bêu đầu ở Ô Cầu Dền
Khâm phục tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập cho dân tộc của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành cũng thấy rõ những con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ấy không thể đi đến thắng lợi. Người quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước.
Từ năm 1920 đến giữa năm 1923, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân thuộc địa. Người viết nhiều sách báo, đặc biệt là Báo “Người cùng khổ” và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm 1922.
Ngôi nhà số 9, ngõ Công Poanh, Paris nơi ở của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1923
Ngôi nhà số 9, ngõ Công Poanh, Paris nơi ở của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1923
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người phát biểu: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta””; “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua năm 1920
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua năm 1920
Từ tháng 6-1923 đến cuối năm 1924, tại Liên Xô, Người hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tham gia nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm tổ chức đảng kiểu mới của Lênin.
Nguyễn Ái Quốc với các chiến sĩ cộng sản quốc tế Trương Thái Lôi (Trung Quốc) và Kataiama (Nhật Bản) trong thời gian hoạt động ở Mátxcơva.
Nguyễn Ái Quốc với các chiến sĩ cộng sản quốc tế Trương Thái Lôi (Trung Quốc) và Kataiama (Nhật Bản) trong thời gian hoạt động ở Mátxcơva.
Trường Lênin, nơi Nguyễn Ái Quốc học tập nghiên cứu trong những năm hoạt động ở Liên Xô.
Trường Lênin, nơi Nguyễn Ái Quốc học tập nghiên cứu trong những năm hoạt động ở Liên Xô.

Đ.T
Bài tiếp theo: Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh
Nguồn tài liệu: Cuốn “Bác và Đảng” (NXB Văn hóa – Thông tin)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.