Hoạt động của HĐND tỉnh khóa VII góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh và đất nước
Kỳ họp lần thứ 16 và cũng là kỳ cuối cùng của HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2011 vừa kết thúc. Với nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức, hoạt động, HĐND tỉnh khóa VII đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh và đất nước. Để có cái nhìn tổng thể hơn về hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ vừa qua cũng như việc nâng cao hoạt động trong thời gian tới, phóng viên Báo Dak Lak đã có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN HỮU LƯỢNG, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
ªÔng có thể cho biết một số kết quả nổi bật trong hoạt động của HĐND tỉnh khóa VII?
ªÔng đánh giá như thế nào về hoạt động giám sát và tiếp xúc cử tri trong nhiệm kỳ vừa qua của HĐND tỉnh?
Giám sát là một chức năng quan trọng của HĐND. Trong nhiệm kỳ qua, Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình giám sát hằng năm tạo sự chủ động tham gia hoạt động giám sát của các đại biểu HĐND tỉnh. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh đã tổ chức được 65 cuộc giám sát và hàng chục cuộc khảo sát. Hoạt động giám sát ngày càng đi vào nền nếp, có chương trình từng tháng, từng quý và cả năm. Tại các kỳ họp, các đại biểu đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ để nghiên cứu, xem xét các báo cáo được trình, đóng góp nhiều ý kiến, đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị thiết thực để các cơ quan, tổ chức tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Trong hoạt động giám sát luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực, các Ban của HĐND với Ủy ban MTTQVN tỉnh và các cơ quan chuyên môn, tổ chức thành viên cùng cấp.
Hoạt động tiếp xúc cử tri đã có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri được nâng lên. Hầu hết các đại biểu đã chủ động nâng cao kỹ năng, xây dựng kế hoạch, chương trình tiếp xúc cử tri có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể. Không khí các buổi tiếp xúc cử tri đã cởi mở, đối thoại thẳng thắn, đi vào những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhờ vậy, đại biểu đã nắm bắt được ý kiến, nguyện vọng của cử tri và ngược lại, cử tri cũng hiểu rõ hơn về hoạt động của HĐND và đại biểu. Qua thực tế, tôi thấy các ý kiến, kiến nghị của cử tri rất đa dạng và phong phú, đa số là vì yêu cầu chung mang tính chiến lược nhưng cũng có ý kiến mang tính cá nhân. Thông qua hoạt động giám sát, tổng hợp, theo dõi, đôn đốc thường xuyên và có tính hệ thống nên tỷ lệ giải quyết những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân đạt trên 75%.
ªQua thực tiễn, HĐND tỉnh đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong nhiệm kỳ tới, thưa ông?
Thông qua thực tiễn tổ chức và hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Trước tiên, phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, bởi thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng nhận thức đúng vị trí, vai trò của HĐND, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác hiệp thương, giới thiệu đại biểu ứng cử HĐND các cấp thì kết quả hoạt động của HĐND địa phương đạt chất lượng và hiệu quả cao. Thứ hai là coi trọng việc phát huy vai trò của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh, tạo mọi điều kiện để đại biểu tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND, công tác kiểm tra, giám sát, phát huy tính dân chủ, trí tuệ trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương để nêu ra các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả. Coi trọng và tăng cường công tác tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động của các đại biểu HĐND. Ngoài ra, cần duy trì và thực hiện tốt mối quan hệ, sự phối hợp giữa HĐND với UBND, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức đoàn thể. Tăng cường và cải tiến hoạt động tiếp xúc cử tri. Và cuối cùng, tăng cường bộ máy tham mưu, giúp việc cho HĐND tỉnh đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
ªXin cảm ơn ông!
Ý kiến bạn đọc