Dấu ấn đồng chí Võ Chí Công trong những điểm mốc của lịch sử
Trong lớp thế hệ cách mạng thứ hai (sau khi Đảng ra đời), đồng chí Võ Chí Công là hiện thân của một thế hệ cách mạng tài trí, kiên cường, chiến đấu và trưởng thành từ cơ sở. Gần 80 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Ðảng và của dân tộc.
Anh Năm Công và chiến trường Khu V ác liệt
Sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Chí Công (còn gọi Năm Công) trong những năm tháng chiến tranh, gắn liền với chiến trường Khu V, một chiến trường cực kỳ gian khổ và ác liệt. Từ năm 1940, đồng chí trực tiếp đảm nhận cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - một địa bàn địch thường xuyên khủng bố, đánh phá ác liệt. Gần cuối năm 1943, đồng chí bí mật thám Pháp bắt và đưa đi đày tại Buôn Ma Thuột với mức án 25 năm. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945), đồng chí được trả tự do trở về quê nhà và tham gia ủy ban khởi nghĩa, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
![]() |
Đồng chí Võ Chí Công tại chiến trường khu V |
![]() |
![]() |
Đồng chí Võ Chí Công về thăm quê hương Tam Xuân 1, huyện Núi Thành |
Người bảo vệ “khoán chui”
![]() |
Chủ tịch nước Võ Chí Công thăm cơ sở sản xuất gạch ngói của huyện Quỳnh Lưu |
Lăn lộn với cơ sở, đồng chí đã có những kiến nghị với Trung ương, từng bước tháo gỡ tạo đà cho việc hình thành tư tưởng “khoán” trong nông nghiệp, mở đầu cho thời kỳ đổi mới kỳ diệu của đất nước. Áp dụng “khoán chui” (gọi là “khoán chui” vì trái với hình thức hợp tác hoá nông nghiệp thời đó), tức là giao khoán cho mỗi hộ một số diện tích ruộng, hợp tác xã có thể điều hành một số khâu, xã viên nộp mức khoán sản phẩm theo diện tích được chia cho hợp tác xã, phần dư thừa nông dân được hưởng. Không phải ai cũng dám đứng ra bảo vệ “khoán chui”, nhưng đồng chí Võ Chí Công là một trong những người đã cất tiếng nói và có hành động để góp phần quan trọng cho mở rộng khoán, cũng như bảo vệ tinh thần của chỉ thị này.
Góp tài trí cho bước phát triển quan trọng của lịch sử lập pháp Việt Nam
![]() |
Ngày 13-4-1992, tại phủ Chủ tịch, Chủ tịch HĐNN Võ Chí Công ký công bố Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992 |
Hiến pháp năm 1992 là bước phát triển quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Đó là văn bản pháp luật nền tảng và có giá trị cao nhất, thể chế hóa những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, chính trị, khẳng định mục tiêu XHCN, thể chế hóa nền dân chủ XHCN và các quyền tự do của công dân. Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Hiến Pháp trao cho mọi công dân (dù là nam hay nữ) quyền bình đẳng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình...
Đ.T (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc