Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII – Khó khăn nhìn ra nhưng thiếu giải pháp cụ thể

09:52, 23/10/2011
Tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá XIII, đóng góp ý kiến về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển năm 2012 và giai đoạn 2011 – 2015, đại biểu đồng tình với báo cáo của Chính phủ trong việc đánh giá những mặt tích cực và yếu kém trong thời gian qua.
 
 
Tuy nhiên nhiều ĐB cho rằng tình hình kinh tế - xã hội thời gian tới còn không ít khó khăn, thách thức đã nhìn ra nhưng Chính phủ lại thiếu những biện pháp cụ thể để khắc phục những yếu kém, nhất là trong kiềm chế giá cả và tái cơ cấu nền kinh tế. Đơn cử như vấn đề lạm phát cao, kéo dài liên tục trong 5 năm trở lại đây. Các mặt hàng điện, xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nhiều mặt hàng khác. Vì vậy, Chính phủ cần phải có sự quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này để nắm rõ hoạt động kinh doanh, lỗ, lãi chứ không thể để lãi ở lĩnh vực kinh doanh chính nhưng lỗ ở đầu tư ngoài ngành. Việc tái cấu trúc nền kinh tế là cần thiết nhưng lại thiếu các biện pháp cụ thể trong tái cơ cấu đầu tư, ngân hàng thương mại trong khi đây là việc cần làm nhanh. Cắt giảm đầu tư công nhưng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư phát triển, việc vẫn dựa vào khu vực này cũng là điều không hợp lý với chủ trương tái cơ cấu. Về cải cách hành chính và chống tham nhũng, cần nhìn nhận xem bộ máy đã tương xứng chưa vì sau 10 năm thực hiện cải cách đã chỉ ra được hàng trăm căn bệnh trầm kha của hành chính, nhưng giải pháp chữa trị vẫn chưa đủ mạnh. Cụ thể, đã có Luật về công chức, viên chức nhưng lại chưa có quy định xác nhận trách nhiệm cá nhân nên khi vào việc cụ thể như khen thưởng, phê bình, kỷ luật... rất chung chung.
Đại biểu đóng góp ý kiến (Ảnh: HNM)
Đại biểu đóng góp ý kiến (Ảnh: HNM)

Các đại biểu cho rằng để khắc phục những yếu kém đó cần: Đẩy nhanh kế hoạch tái cơ cấu, quét sạch tín dụng đen, tôn trọng sở hữu cá nhân đối với tài liệu lưu trữ. Bảo đảm các vấn đề xã hội là nền móng ổn định để phát triển kinh tế. Do đó, nhiều đại biểu cho rằng cần chú trọng đến các vấn đề thiết thực, liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm.

Đ.T (Tổng hợp)

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc