Multimedia Đọc Báo in

Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp với bản chất của Nhà nước ta

14:19, 10/05/2013

Đất đai là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tất cả mọi người dân, đặc biệt là những người dân sinh sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, khi Hiến pháp được ban hành, thì những quy định về đất đai phải thật rõ ràng, cụ thể và phải có sự đồng tình, nhất trí cao của mọi tầng lớp nhân dân, để trên cơ sở đó những văn bản pháp luật về đất đai được ban hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, tạo động lực cho kinh tế - xã hội được phát triển một cách bền vững. Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, liên quan đến các nội dung quy định về đất đai, tôi xin đóng góp thêm một số ý liên quan về các nội dung này như sau:

1. Dự thảo Hiến pháp quy định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật” (Điều 57), là phù hợp với bản chất của Nhà nước ta bởi các lý do:

Thứ nhất, chế định sở hữu toàn dân về đất đai là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình phân phối địa tô phù hợp với sở hữu toàn dân, bảo đảm công bằng, ngăn ngừa khả năng để một số ít người chiếm dụng phần lớn địa tô một cách bất hợp lý, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận bình đẳng và trực tiếp đối với đất đai và xóa bỏ tình trạng một nhóm người dùng độc quyền sở hữu đất đai để bóc lột người sử dụng đất.

Thứ hai, chế định sở hữu đất đai toàn dân nhằm ghi nhận thành quả cách mạng về đất đai của dân tộc ta, phù hợp với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền và dù đất đai do tự nhiên sinh ra, song vốn đất đai quý báu ngày nay có được là do công sức, mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam tạo lập nên, vì vậy đất đai phải thuộc về sở hữu của toàn dân.

Thứ ba, xét dưới khía cạnh quản lý đất đai, đi đôi với việc giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của người sử dụng đất, Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất và trao cho người sử dụng đất thực hiện các quyền giao dịch tài sản đối với các quyền sử dụng đất, tiến hành việc cấp giấy chứng nhận, xác nhận bảo hộ quyền hợp pháp cho họ. Như vậy, quy định này có ưu điểm quan trọng là giữ được ổn định quan hệ đất đai, ngăn ngừa những xung đột, phức tạp về mặt xã hội, mặt lịch sử có thể nảy sinh nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai ở nước ta v.v… Đồng thời quy định như vậy cũng phù hợp với chủ trương của Đảng là tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tiếp tục kế thừa sở hữu toàn dân về đất đai của Hiến pháp 1992 hiện hành như trong dự thảo là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

2. Dự thảo Hiến pháp quy định: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn” (khoản 2 Điều 58). Về vấn đề này, theo tôi cần quy định cụ thể về thời hạn giao đất để người dân an tâm đầu tư làm giàu trên đất, phát triển sản xuất một cách ổn định, bền vững.

Thời gian qua, quyền sử dụng gắn liền với đất được giao cho người sử dụng đã được thiết lập và sau đó được mở rộng đáng kể trong Luật Đất đai năm 1993 và 2003. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế nhất định đối với đất nông nghiệp do những người sử dụng đất quy mô nhỏ sử dụng. Do đó, dẫn đến nhận thức chưa rõ ràng về tình trạng sử dụng đất. Những hạn chế này bao gồm giới hạn về thời hạn và quy mô sử dụng đất nông nghiệp cũng như mục đích sử dụng đất được phép đã được quy định từ khi giao đất.

Theo tôi, hạn chế thời hạn sử dụng đất nông nghiệp ảnh hưởng tiêu cực tới người sử dụng đất khi quyết định đầu tư. Nhìn chung, hạn chế thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trong Luật Đất đai năm 1993 và 2003 đã thể hiện hướng tới việc phân phối đất một cách công bằng. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm và đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất là 50 năm. Việc quy định thời hạn như trên đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản là không phù hợp, làm cho người dân chưa yên tâm sản xuất và đầu tư lâu dài chính trên mảnh đất được giao.

Để khắc phục những bất cập về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, Dự thảo Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi tại Điều 121 quy định về đất sử dụng có thời hạn nêu rõ: Thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 124 của Luật này là năm mươi (50) năm. Theo đó, đề xuất bỏ thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm như Luật Đất đai 2003. Nếu quy định sử dụng đất nông nghiệp với thời hạn dài hơn sẽ làm giảm bớt áp lực cho người nông dân, tạo ra một động lực mới cho sản xuất nông nghiệp, khiến cho người nông dân tự tin hơn trong đầu tư dài hạn để tăng năng suất và sản lượng. Việc xóa bỏ hay kéo dài thời hạn sử dụng đất cũng sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính để đánh giá tình hình sử dụng đất và phân bổ lại đất khi hết thời hạn sử dụng. Vấn đề đặt ra, liệu có thể áp dụng quyền sử dụng đất nông nghiệp vô thời hạn cho các cá nhân và hộ gia đình hay không? Và, trong trường hợp cần giới hạn thời hạn sử dụng đất thì cần quy định rõ những gì Nhà nước sẽ làm khi hết thời hạn! Vì vậy, việc Hiến pháp quy định cụ thể sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành được rõ ràng, minh bạch.

3. Dự thảo Hiến pháp quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội” (khoản 3 Điều 58). Về nội dung này, nên quy định rõ từng trường hợp cần thu hồi đất.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, đa số các khiếu kiện liên quan đến đất đai là do người dân bức xúc trong việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, do việc bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi chưa thỏa đáng, chưa hài hoà giữa lợi ích của người bị thu hồi đất và chủ dự án đầu tư. Nên trong Hiến pháp cần quy định rõ vấn đề này, theo tôi Nhà nước chỉ thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật. Cũng có ý kiến cho rằng, Luật này điều chỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở 3 nhóm: ngân sách, lao động; tài nguyên; sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, là 3 vấn đề lớn, có sự khác biệt nhau nên cần xem xét tách ra thành 3 luật riêng cho dễ áp dụng. Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế VAT, nhiều ý kiến đề nghị đưa mặt hàng cà phê, nông sản vào diện không chịu thuế cho phù hợp với tình hình thực tế; xem xét điều chỉnh khái niệm “dịch vụ cấp tín dụng” cho phù hợp với khái niệm đã được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, các đại biểu đề nghị nên quy định một mức thuế suất là 20% hoặc 22% (trừ thuế suất thuế thu nhập DN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm). Về đối tượng được áp dụng thuế suất ưu đãi, ngoài quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, cần bổ sung thêm ngân hàng hợp tác xã vì hiện tại, quỹ tín dụng nhân dân trung ương đã hoạt động theo mô hình ngân hàng hợp tác xã. Đối với dự án Luật Hòa giải ở cơ sở, nhiều ý kiến đề nghị nên lựa chọn hòa giải viên bằng hình thức bầu, công nhận (theo phương án 1 của dự thảo) để bảo đảm tính chặt chẽ; thay cụm từ “một khoản tiền bồi dưỡng” mà hòa giải viên được nhận khi thực hiện hòa giải bằng cụm từ “chế độ thù lao” cho phù hợp; bổ sung nội dung tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của tổ hòa giải theo định kỳ hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng vào trách nhiệm của tổ hòa giải…

Trần Đình Sơn

(Viện trưởng VKSND tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.