Multimedia Đọc Báo in

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế tại Dak Lak giai đoạn 2009-2012

18:12, 02/07/2013

Chiều 2-7, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh xung quanh việc thực chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2012.

Thực hiện Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1-7-2009, nhiều văn  bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành liên quan đã được ban hành. Việc hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngân sách địa phương được thực hiện tương đối tốt, kịp thời, bảo đảm đủ nguồn để chi cho công tác khám, chữa bệnh (bình quân mỗi năm trên 400 tỷ đồng). Để bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT, Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã ký kết hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 26 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 25 cơ sở công lập và 1 cơ sở ngoài công lập. Được thực hiện từ ngày 1-7-2010, đến nay đã có 16 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thanh toán theo định suất. Tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn đạt khoảng 71%. 

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong thực hiện chính sách BHYT nhất là trong điều kiện đặc thù của tỉnh: đa dạng đối tượng, thành phần, trình độ dân trí không đồng đều, địa bàn rộng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến chất vấn của các thành viên trong Đoàn đã đặt câu hỏi về vai trò quản lý nhà nước các cấp ở địa phương cũng như việc lựa chọn hình thức, nội dung, đối tượng tuyên truyền trước tình trạng hộ cận nghèo mua thẻ BHYT qúa thấp (chỉ xấp xỉ 2%), tỷ  lệ người tham gia BHYT tự nguyện cũng thấp; vấn đề trùng lặp thẻ, sai tên tuổi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua thẻ BHYT...

Đ.T


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.