Tháng Tư trên mảnh đất diễn ra trận đánh "điểm huyệt"
Một góc TP. Buôn Ma Thuột hôm nay. |
Phát huy truyền thống anh hùng đó, người dân Buôn Ma Thuột hôm nay đã vượt qua khó khăn, thử thách để viết tiếp những trang sử hào hùng ở thời kỳ đổi mới. 40 năm sau khói lửa chiến tranh, Buôn Ma Thuột ngày nay đã trở thành đô thị loại I. Đặc biệt sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thành phố đã có những bước phát triển vượt bậc, từ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún đã chuyển mạnh sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố bình quân đạt 14,5%; GDP bình quân đầu người 45,2 triệu đồng/năm; năm 2015, dự kiến bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn thành phố cũng đạt nhiều thành tích quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn cũng như cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, tỷ lệ hộ nghèo ở 8 xã còn 2,6% (674 hộ nghèo), giảm 211 hộ so với năm 2013. Thành phố đã huy động hơn 152 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó hoàn thành và đưa vào sử dụng 18.277 m đường láng nhựa; 2 công trình thủy lợi, với gần 4.000 m kênh mương được kiên cố hóa; 7 công trình trường học; 3 công trình cấp nước sạch…, trong số 8 xã thực hiện xây dựng NTM, hiện đã có 2 xã: Hòa Thuận và Ea Kao được công nhận đạt chuẩn NTM. Ngoài ra, địa phương cũng đã thu hút được hàng trăm dự án vào các khu, cụm công nghiệp Hòa Phú, Tân An 1, 2 và các cơ sở sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không chỉ tập trung tại các khu, cụm công nghiệp mà còn được chú trọng phát triển tại các xã, phường nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, các ngành mũi nhọn được xác định là năng lượng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện tử và điện dân dụng bên cạnh từng bước phục hồi và phát triển một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống mang bản sắc văn hóa Tây Nguyên và đặc trưng riêng của địa phương nhằm phục vụ du lịch và xuất khẩu. Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Anh Dũng, để xứng tầm là đô thị hạt nhân của vùng Tây Nguyên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, TP. Buôn Ma Thuột sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Hiện tại, quy hoạch chung đô thị TP. Buôn Ma Thuột được điều chỉnh và xác định là đồ án quy hoạch có tính chiến lược có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng Tây Nguyên, định hướng một đô thị hiện đại phát triển bền vững, hình thành rõ nét các khu chức năng như: công nghiệp, khu đô thị, trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ...
Buôn Ma Thuột - mảnh đất cao nguyên anh hùng đầy huyền thoại đang nỗ lực phấn đấu vươn lên để xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa… của toàn vùng Tây Nguyên, như lời của Bác Hồ: “…Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Giang Nam
Ý kiến bạn đọc