Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hòa Thắng giai đoạn 1975 - 2015

22:25, 13/02/2020
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020), Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) vừa phát hành cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hòa Thắng giai đoạn 1975 - 2015.
 
Với 3 phần, chia làm 4 chương gồm 192 trang, cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hòa Thắng ghi lại lịch sử vùng đất, con người và truyền thống cách mạng; quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ xã. Trong đó tập trung vào những nội dung chính: Sự ra đời của Chi bộ ghép Ea Tiêu - Hòa Thắng lãnh đạo xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định an ninh chính trị, khôi phục và phát triển sản xuất (giai đoạn 1975 - 1985); Chi bộ xã Hòa Thắng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tập trung xây dựng tổ chức, phát triển Chi bộ lên Đảng bộ (1986 - 1995); Đảng bộ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng (1996 - 2005); Đảng bộ xã Hòa Thắng lãnh đạo xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới (2005 - 2015)...
 
Bìa cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hòa Thắng giai đoạn 1975 - 2015
Bìa cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hòa Thắng giai đoạn 1975 - 2015
 
Đây là kết quả của sự đóng góp, cung cấp tư liệu của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Hòa Thắng, cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ, nhằm lưu lại truyền thống đấu tranh và xây dựng quê hương của các thế hệ cán bộ và người dân ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Cuốn sách là tài liệu quý giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, nhất là thế hệ trẻ tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân các dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc và những thành tựu đã đạt được trong thực hiện công cuộc đổi mới. Đây cũng là cơ sở để Đảng bộ và nhân dân xã Hòa Thắng quyết tâm thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.