Multimedia Đọc Báo in

"Rào cản"trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

10:58, 29/04/2010

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được làm từ các nguyên vật liệu dân gian, qua bàn tay khéo léo và tinh xảo của nghệ nhân từ các làng nghề truyền thống đã trở thành những sản phẩm rất được ưa chuộng tại Mỹ. Tuy nhiên, việc xuất khẩu mặt hàng này không đơn giản.

du khách tham quan gian hàng thủ công mỹ nghệ tại hội chợ du lịch
Du khách tham quan gian hàng thủ công mỹ nghệ tại Khu du lịch Buôn Đôn   Ảnh: H.H

Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề thủ công mỹ nghệ, thu hút trên 13 triệu lao động; 1,4 triệu hộ gia đình và khoảng 1.000 doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất. Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-5% giá trị xuất khẩu nên tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn. Hàng thủ công, mỹ nghệ và đồ gia dụng của Việt Nam được làm từ nguyên liệu dân gian như gốm, sứ, sơn mài, mây, tre, cói, gỗ, đá, tơ lụa, sừng, ngà, bạc, đồng… qua bàn tay khéo léo và tinh xảo của nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống, trở thành các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu mang đậm bản sắc văn hoá và dân tộc Việt Nam.
Mặc dù chất lượng sản phẩm của Việt Nam không thua kém gì hàng của Thái Lan, Trung Quốc nhưng việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các DN sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, đa số vẫn sản xuất đúng theo kiểu thủ công. Bên cạnh đó, các DN còn gặp khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng, phương tiện thanh toán và bất đồng ngôn ngữ...Cùng với sự phát triển chóng mặt của internet, nhiều DN đã mạnh dạn lựa chọn con đường xuất khẩu bằng thương mại điện tử trên trang eBay.com, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam với nhiều tính năng như người bán có thể đấu giá các sản phẩm của mình để thu hút thêm sự chú ý của người mua, tăng tính hấp dẫn, bán hàng nhanh hơn và thu lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, việc bán hàng Việt trên sàn thương mại điện tử này vẫn là một bài toán khó với các cá nhân, doanh nghiệp bởi rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới, đặc biệt là sự khó tính của thị trường Mỹ
Với những tín hiệu trên, cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi. Vấn đề còn lại là sự nỗ lực của chính các cá nhân, DN trong việc phát triển mẫu mã, chất lượng sản phẩm… để sẵn sang đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường mà mình nhắm tới.

Theo HNMO


Ý kiến bạn đọc