09:16, 12/10/2010
Ngày 11-10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế 2010 thuộc về hai nhà kinh tế người Mỹ là Peter Diamond, Dali Mortensen và nhà kinh tế mang hai quốc tịch Anh-Síp, ông Christopher Pissarides: “Vì những phân tích thị trường với mô hình search friction”.
|
Ban tổ chức giải Nobel công bố giải Nobel kinh tế 2010. |
Trong đó, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Peter A. Diamond, sinh năm 1940, hiện công tác tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) và Dale T. Mortensen, sinh năm 1939, công tác tại Đại học Northwestern, Illinois, (Mỹ). Nhà kinh tế thứ 3 là Christopher A. Pissarides, sinh năm 1948, tại Nicosia, Cyprys, hiện công tác tại trường Kinh tế và Khoa học chính trị London (Anh).
|
Giáo sư Peter A. Diamond |
Tại sao nhiều người thất nghiệp trong khi hàng loạt việc làm đang mở ra? Các chính sách về kinh tế ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp như thế nào?
|
Giáo sư Dale T. Mortensen |
Các nhà kinh tế được tôn vinh năm nay đã đưa ra những lý thuyết để trả lời các câu hỏi trên. Lý thuyết này có thể ứng dụng vào các thị trường khác, không chỉ riêng thị trường lao động. Tại nhiều thị trường, người bán và người mua không thường xuyên kết nối được với nhau lập tức. Thí dụ, người thuê mướn lao động tìm kiếm lao động trong khi những người lao động cố gắng tìm việc làm. Vì tiến trình tìm kiếm yêu cầu thời gian và nguồn nhân lực, nó tạo ra những va chạm trên thị trường. Trong những thị trường tìm kiếm này, nhu cầu của người mua không được đáp ứng trong khi người bán không thể bán được nhiều như họ mong muốn. Như vậy, việc làm thì vẫn có dư nhưng thất nghiệp thì vẫn nhiều.
|
Giáo sư Christopher A. Pissarides |
Ba nhà kinh tế trên đã hình thành được khuôn mẫu lý thuyết cho thị trường tìm kiếm.
Peter Diamond phân tích những nền tảng của thị trường tìm kiếm. Dale Mortensen và Christopher Pissarides mở rộng lý thuyết và áp dụng vào thị trường lao động. Lý thuyết của họ có thể giúp chúng ta hiểu cách mà các chính sách kinh tế chính trị và điều luật ảnh hưởng đến việc làm, thất nghiệp và lương bổng như thế nào. Lý thuyết này có thể mang lại lợi ích cho các nhà bảo hiểm thất nghiệp hoặc những quy định khi thuê mướn và sa thải.
Một kết luận đặc biệt được đưa ra là trợ cấp thất nghiệp càng lớn, mức thất nghiệp càng cao và càng tốn thời gian tìm kiếm. Ngoài ra, lý thuyết tìm kiếm này cũng có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác như thị trường nhà đất. Số nhà bán đa dạng trong khi người mua vẫn mất nhiều thời gian kiếm nhà hợp lý và thỏa thuận giá cả. Lý thuyết này còn có thể áp dụng vào nhiều câu hỏi nghiên cứu liên quan đến lý thuyết tiền tệ, kinh tế công, kinh tế tài chính, kinh tế vùng và kinh tế gia đình.
Theo Hội đồng trao giải, mô hình “search friction” đã giúp nhân loại hiểu rõ về những cách, mà trong đó việc làm, lương bổng bị tác động bởi các chính sách kinh tế. Hay nói một cách khác, từ mô hình này, người ta có thể hiểu được các chính sách kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng thất nghiệp.
Kinh tế là giải thưởng duy nhất trong 6 giải Nobel không được tạo ra theo di chúc của nhà bác học Thụy Điển Alfred Nobel năm 1896. Mãi đến năm 1968, giải thưởng này mới được thành lập nhân dịp kỷ niệm 300 năm Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ. Đến năm 1969, giải Nobel Kinh tế mới lần đầu tiên được trao tặng.
|
Giải thưởng Nobel |
Giải thưởng Nobel Kinh tế ra đời từ năm 1969 vốn được xem là đất dụng võ dành riêng cho các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ vì từ đó đến nay, 45 kinh tế gia trên tổng số 64 đều là các nhà nghiên cứu của Mỹ. Năm 2009, có tới 11 người Mỹ trong số 13 người đoạt giải Nobel ở cả 6 giải.
Với việc công bố giải Nobel Kinh tế 2010, mùa giải Nobel năm nay đã chính thức khép lại. Nobel Y học thuộc về “cha đẻ” của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, giáo sư người Anh Robert Geoffrey Edwards.
|
Giáo sư Robert Geoffrey Edwards và hai em bé được sinh ra bằng phương pháp IVF |
Nobel Vật lý được trao cho hai nhà khoa học gốc Nga đang công tác tại Đại học Manchester (Anh), Andre Geim và Konstantin Novoselov.
|
Hai nhà khoa học Andre Geim (trái) và Konstantin Novoselov. |
Nobel Hóa học thuộc về các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản gồm Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki.
|
Ba nhà khoa học Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki. |
Nobel Văn chương được trao cho cựu ứng viên Tổng thống Peru, Mario Vargas Llosa, một “cây đại thụ” trong làng văn học châu Mỹ Latin.
|
Nhà văn Mario Vargas Llosa |
Riêng giải Nobel Hòa bình được trao cho Lưu Hiểu Ba, một người Trung Quốc.
Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào đầu tháng 12-2010.
G.T
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc