Multimedia Đọc Báo in

Năm 2011 Việt Nam có cơ hội tăng trưởng 7-7,5%

14:58, 31/12/2011
Năm 2011, kinh tế xã hội Việt Nam sẽ có những thuận lợi, thách thức đan xen, nhưng vẫn có triển vọng tăng trưởng cao, ở mức 7-7,5%. Đó là đánh giá của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ cuối cùng trong năm do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.
Theo dự báo của Chính phủ, bước sang năm mới, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi nhờ sự cải thiện tại khu vực đầu tư, việc làm và sức mua dân cư. Tuy vậy, nhiều bất ổn vẫn tiềm ẩn trong nội tại các nền kinh tế với những mâu thuẫn ngày càng phức tạp. Với tình hình đó, kinh tế xã hội Việt Nam sẽ có những thuận lợi, thách thức đan xen. Xuất nhập khẩu thuận lợi trong bối cảnh thương mại toàn cầu phục hồi, tương tự là dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều triển vọng tích cực. Trong khi đó, tình trạng biến đổi khí hậu làm nguồn cung lương thực, thực phẩm thêm khan hiếm và sự giảm giá của đồng USD sẽ là những yếu tố có thể gây sức ép tăng giá hàng hóa, gây trở ngại cho việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có triển vọng tăng trưởng cao hơn, ở mức 7-7,5%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, đây sẽ là bước chạy đà quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm cũng như chiến lược phát triển 10 năm tới.
ệt nam
Việt Nam vẫn có triển vọng tăng trưởng cao hơn trong năm tới
Năm 2011 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015 )và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2011-2020). Các thành viên Chính phủ thống nhất đề xuất nhiều giải pháp tập trung, chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm để triển khai tốt các cơ hội và điều kiện thuận lợi, đồng thời hạn chế tối đa các tác động bất lợi đến nền kinh tế bằng việc tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Với yêu cầu giảm dần đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn từ ngân sách, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, khuyến khích đầu tư, sản xuất từ nguồn vốn xã hội, chú ý các vấn đề phúc lợi xã hội, từ đó đưa ra danh mục, giải pháp cụ thể để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành quan tâm hơn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là 3 lĩnh vực quản lý còn yếu là đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng;  tăng cường hợp tác, phối hợp trong xây dựng chính sách, điều hành các vấn đề kinh tế quan trọng.

H.H ( Nguồn: Chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc