Multimedia Đọc Báo in

“Phong độ” ổn định, giá vàng ở mức 36,60 triệu đồng/lượng. Sức ép cứu trợ đè nặng lên Eurozone

08:26, 07/12/2010
Kết thúc phiên giao dịch vàng ngày hôm qua, giá vàng vẫn giữ vững “phong độ” khi giao dịch quanh mức 36,60 triệu đồng/lượng, kéo theo đó là sự giảm “nhiệt” của USD trên thị trường tự do khi dừng ở mức 21.380 VND/USD.
 
Kết thúc ngày 6-12, giá vàng ở Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được niêm yết  tại TP. HCM: mua vào 36,51 - bán ra 36,58 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội, giá giao dịch: 36,51 - 36,60 triệu đồng/lượng.
 
Vàng Rồng Thăng Long của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo tín Minh Châu mua vào: 36,52 - bán ra: 36,62 triệu đồng/lượng. Vàng Phượng hoàng của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ-DAB: mua vào 36,51 – bán ra: 36,57 triệu đồng/lượng.
 
Cùng thời điểm, vàng SBJ của Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank - SBJ được giao dịch quanh mức giá 36,58 – 36,64 triệu đồng/lượng.
 
Tại Dak Lak, tính đến hết ngày 6-12, giá vàng ở mức mua vào: 36,45 triệu đồng/lượng – bán ra: 36,65 triệu đồng/lượng.
a
Có thể thấy, sự phục hồi của đồng EUR so với USD đã tác động trực tiếp đến giá vàng. Giá vàng trên thế giới kết thúc phiên buổi sáng ngày 6-12(Giờ New York) là: 1.413,20 USD/oz. (Ảnh: Kitco)
Tuy nhiên việc EUR phục hồi nhẹ trong vài ngày gần đây không có nghĩa là cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đã có hồi kết, khi Bộ trưởng Tài chính các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn đang phải đối mặt với sức ép cứu trợ các nước thành viên lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và tránh nguy cơ "căn bệnh hiểm nghèo" này lan sang toàn khu vực. Trong ngày 6-12, tại Brussels (Bỉ), đã diễn ra cuộc họp của 16 thành viên Eurozone để xác định áp lực khi gia tăng lượng tiền nhằm bình ổn kinh tế khu vực.
 
Trong cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Luxembourg, Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm Eurogroup, và Bộ trưởng Tài chính Italy Giulio Tremonti, đã kêu gọi nhanh chóng cho ra đời một loại trái phiếu châu Âu nhằm củng cố niềm tin vào khu vực, tuy nhiên Đức đã nhanh chóng bác bỏ ý kiến này. 
a
Bộ trưởng Tài chính Luxembourg, Jean-Claude Juncker. (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Tài chính của Bỉ cho rằng các nước cần tăng lượng cứu trợ 750 tỉ EUR (1.006 tỉ USD) ngay từ bây giờ hơn là đợi tới sự ra đời của hệ thống bình ổn như đã dự kiến vào năm 2013. Nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng, quy mô quỹ cứu trợ hiện nay là quá nhỏ bé nhất là đối với các quốc gia nợ nhiều như Italia và Tây Ban Nha. 
a
Giám đốc Quĩ Tiền tệ thế giới IMF, Dominique Strauss-Kahn. (Ảnh: Reuters)
Theo Giám đốc Quĩ Tiền tệ thế giới IMF, Dominique Strauss-Kahn, Eurozone cần có một quỹ cứu trợ lớn hơn để hỗ trợ những nước thành viên đang gặp khó khăn và sử dụng nguồn tài chính này linh hoạt hơn, trong đó bao gồm cả việc trợ giúp hiệu quả hơn cho hệ thống ngân hàng. 
và ngày càng nhiều người lo ngại rằng Bồ Đào Nha cũng có thể phải cần tới một gói giải cứu
Ngày càng nhiều người lo ngại rằng Bồ Đào Nha cũng có thể phải cần tới một gói giải cứu kinh tế.
Theo kế hoạch, ngày 7-12, Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên châu Âu sẽ nhóm họp cùng với các nhà lãnh đạo tài chính Eurozone để chính thức thông qua gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro (114 tỷ USD) cho Ireland, hiện đang lâm vào khủng hoảng với số nợ công lên tới 155 tỷ euro và thâm hụt ngân sách kỷ lục 32% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dự kiến, các bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về những tiến triển trong vấn đề cải cách quy định ngân sách của EU.
 
Có khả năng, cuộc thảo luận sẽ diễn ra khá căng thẳng do những tranh cãi liên quan đến việc, liệu những quy định về ngân sách của EU đã được sửa đổi có cho phép các nước khấu trừ chi phí cải cách chế độ hưu trí từ khoản thâm hụt ngân sách hay không. 
G.T ( tổng hợp)
 
 

Ý kiến bạn đọc