Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”: Tác động tích cực đến nhận thức, hành vi người tiêu dùng
08:39, 20/02/2011
Qua một năm thực hiện Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”, không chỉ số người tiêu dùng chọn hàng Việt đã tăng lên mà cũng rất đông người thay đổi thói quen từ dùng hàng ngoại sang hàng Việt.
Đó là nhận định của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” (CVĐ) tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện CVĐ vừa diễn ra vào ngày 18-2.
Theo BCĐ, qua một năm thực hiện CVĐ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, số lượng người tiêu dùng mua sắm hàng hóa Việt đã tăng lên đáng kể. Tại TP Hồ Chí Minh, hàng hóa sản xuất trong nước bày bán tại nhiều siêu thị chiếm tỷ lệ 95%; trong 68 đợt bán hàng về nông thôn của một số tỉnh, TP, doanh thu bán hàng hóa Việt Nam đã đạt 1.467 tỷ đồng. Nhóm hàng hóa sản xuất trong nước được người Việt Nam ưa chuộng, tiêu thụ nhiều là sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép; thực phẩm, rau quả; đồ gia dụng, nội thất; dụng cụ học tập cho trẻ em; điện tử, điện lạnh...
Đó là nhận định của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” (CVĐ) tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện CVĐ vừa diễn ra vào ngày 18-2.
Theo BCĐ, qua một năm thực hiện CVĐ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, số lượng người tiêu dùng mua sắm hàng hóa Việt đã tăng lên đáng kể. Tại TP Hồ Chí Minh, hàng hóa sản xuất trong nước bày bán tại nhiều siêu thị chiếm tỷ lệ 95%; trong 68 đợt bán hàng về nông thôn của một số tỉnh, TP, doanh thu bán hàng hóa Việt Nam đã đạt 1.467 tỷ đồng. Nhóm hàng hóa sản xuất trong nước được người Việt Nam ưa chuộng, tiêu thụ nhiều là sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép; thực phẩm, rau quả; đồ gia dụng, nội thất; dụng cụ học tập cho trẻ em; điện tử, điện lạnh...
Bánh kẹo sản xuất trong nước được người tiêu dùng ưa chuộng |
Để đẩy mạnh cuộc vận động trong thời gian tới, BCĐ đã đề ra 11 giải pháp, trong đó nhấn mạnh phải làm rõ vai trò các cấp, ngành, đơn vị trong thực hiện cuộc vận động, tổ chức đi kiểm tra CVĐ tại các địa bàn “nóng” như ở cửa khẩu...
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị coi CVĐ là yếu tố quyết định phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người tiêu dùng thấy rõ ý nghĩa của CVĐ, nhận thức đúng khả năng kinh doanh của DN cũng như chất lượng của sản phẩm.
Các DN phải tự đánh giá chất lượng, năng lực của mình và chỉ tiêu cạnh tranh, đẩy mạnh một số hoạt động như điều tra, khảo sát thị trường, người tiêu dùng, mạng lưới phân phối, tổ chức hội thảo, triển lãm hàng hóa, hỗ trợ đưa hàng hóa về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách để CVĐ phát huy hiệu quả.
BCĐ CVĐ xây dựng tiêu chí để đánh giá việc thực hiện CVĐ một cách cụ thể, thiết thực; khuyến khích các DN hỗ trợ, liên kết với nhau thiết lập hệ thống bán lẻ, phân phối hàng hóa...
H.H
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc