Cần thêm 6 khu công nghiệp dệt và nhuộm trong 5 năm tới
21:11, 10/03/2011
Để có thể đạt mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt 18 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015, Việt Nam cần dây dựng thêm 6 khu công nghiệp dệt và nhuộm mới để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho hàng xuất khẩu.
Trong khoảng 5 năm tới, dệt may Việt Nam cần phải có thêm 6 khu công nghiệp dệt và nhuộm (Ảnh minh họa) |
Con số trên được đưa ra tại Hội thảo giải pháp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp ngành bông, sợi và may mặc do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty D&B phối hợp vừa tổ chức tại TP. HCM. Các tỉnh thành được chọn làm nơi xây dựng 6 khu công nghiệp dệt và nhuộm mới là: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai và Trà Vinh.
Ông Phạm Gia Hưng, Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: năm 2010, ba thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản (trong đó kim ngạch xuâMỹ chiếm gần 6,2 tỉ USD, EU là 1,8 tỉ USD và Nhật Bản 1,2 tỉ USD). Đến năm 2015, đây vẫn là ba thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam. Thời gian tới, ba thị trường nói trên sẽ đòi hỏi khắt khe hơn đối với các sản phẩm dệt may từ Việt Nam, như yêu cầu sản phẩm phải thân thiện với môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng được các nhà nhập khẩu xem xét để quyết định có mua hàng từ Việt Nam hay không. Cũng theo ông Hưng, khó khăn hiện nay của ngành dệt may là vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 50%. Vì thế, việc xây dựng thêm 6 khu công nghiệp dệt và nhuộm trong 5 năm tới sẽ giúp ngành dệt may tăng tỷ lệ nội địa lên 60% .
Ông Herb Cochran, Giám đốc Hiệp hội thương mại Mỹ (Amcham) cho rằng, Việt Nam muốn giữ được kim ngạch xuất khẩu trên 55% như hiện nay trong 5 năm tới thì doanh nghiệp dệt may phải sớm có các giấy chứng nhận về sản phẩm cũng như cần xây dựng hoặc liên kết với các công ty sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may ngay từ bây giờ.
Ông Phạm Gia Hưng, Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: năm 2010, ba thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản (trong đó kim ngạch xuâMỹ chiếm gần 6,2 tỉ USD, EU là 1,8 tỉ USD và Nhật Bản 1,2 tỉ USD). Đến năm 2015, đây vẫn là ba thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam. Thời gian tới, ba thị trường nói trên sẽ đòi hỏi khắt khe hơn đối với các sản phẩm dệt may từ Việt Nam, như yêu cầu sản phẩm phải thân thiện với môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng được các nhà nhập khẩu xem xét để quyết định có mua hàng từ Việt Nam hay không. Cũng theo ông Hưng, khó khăn hiện nay của ngành dệt may là vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 50%. Vì thế, việc xây dựng thêm 6 khu công nghiệp dệt và nhuộm trong 5 năm tới sẽ giúp ngành dệt may tăng tỷ lệ nội địa lên 60% .
Ông Herb Cochran, Giám đốc Hiệp hội thương mại Mỹ (Amcham) cho rằng, Việt Nam muốn giữ được kim ngạch xuất khẩu trên 55% như hiện nay trong 5 năm tới thì doanh nghiệp dệt may phải sớm có các giấy chứng nhận về sản phẩm cũng như cần xây dựng hoặc liên kết với các công ty sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may ngay từ bây giờ.
L.V (
Theo
TBKTSG)
Ý kiến bạn đọc