Những kết quả nổi bật sau 5 năm gia nhập WTO
- Từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên cả 2 hướng xuất nhập khẩu và thương mại nội địa. Số liệu từ Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra đầu tháng 4-2011 cho thấy, năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; tiếp đó năm 2008 xuất khẩu đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2007. Năm 2009, chịu tác động từ khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn năm 2006 là 45,8%; năm 2010 nhờ giá nhiều nhóm mặt hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại nên xuất khẩu của Việt Nam lại tiếp tục tăng trưởng 26,4%. Tích cực hơn là sự phát triển nhanh của thị trường nội địa. Theo Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), kể từ sau khi gia nhập WTO, dịch vụ phân phối tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Phân phối- bán lẻ đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ. Mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam từ năm 2006-2008 đã tăng 25%/ năm, cao hơn mức 18,3%/ năm của giai đoạn 2001-2005. Năm 2009 và 2010, dù có nhiều khó khăn nhưng doanh số bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam vẫn tăng lần lượt là 18,6% và 24,5% (nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 12% vào năm 2009 và 14% vào năm 2010). Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất, thu hút nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới.
- Về đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam rất nhiều, tiêu biểu nhất là năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, gấp 2 lần mức hơn 10 tỷ của năm 2006 và năm 2008 với con số kỷ lục 64 tỷ USD.
- Tốc độ tăng trưởng GDP nhiều năm liền luôn ở mức cao, thu nhập GDP bình quân theo đầu người của người dân Việt Nam cũng đã có những sự cải thiện đáng kể: từ 704,37 USD/người vào năm 2006 đến năm 2010 đã là 1.133,79 USD/ người. Việt Nam đã cơ bản thoát khỏi nước có thu nhập thấp và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tốc độ xóa đói giảm nghèo.
- Ở góc độ thể chế, sau khi gia nhập WTO, khung pháp lý của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, môi trường kinh doanh được phát triển minh bạch và bình đẳng hơn. Việt Nam cũng có những cải cách thủ tục hành chính thông qua đề án 30 nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính…
Ý kiến bạn đọc