Multimedia Đọc Báo in

Triệu phú nông dân

08:13, 07/12/2011

Quê ở Thái Bình, do cuộc sống khó khăn, năm 1995, anh Hoàng Văn Phước đã quyết định một mình xách ba lô vào Tây Nguyên lập nghiệp. Lúc đầu mới vào anh làm thuê cho một số hộ gia đình ở buôn Drao, xã Cư Dliê M’nông (Cư M’gar). Sau hai năm làm thuê cuốc mướn, anh Phước đã dành dụm tiền mua được 5 sào đất trống về canh tác và làm nhà rồi đón vợ con từ quê vào sinh sống,…

Do diện tích đất ít ỏi, gia đình lại có đến 5 miệng ăn, công việc của hai vợ chồng lúc có, lúc không nên cuộc sống gia đình anh Phước gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên rơi vào cảnh ăn bữa trước phải lo bữa sau. Khi đi làm công tại xã Ea Kiết (nay là xã Ea Kuêh), thấy giá đất rẻ, chất đất lại màu mỡ nên khi về nhà anh Phước đã bàn bạc với vợ bán toàn bộ diện tích đất của gia đình để mua khoảng 3 ha đất ở buôn Gia Rai, xã Ea Kuêh; trong đó có 7 sào đất trũng, anh đã đưa cây lúa vào trồng và diện tích đất còn lại trồng cà phê, đồng thời trồng xen thêm một số cây hoa màu như ngô, đậu,… Vợ chồng anh còn nấu thêm rượu và tận dụng bã hèm để chăn nuôi heo, gà.… Với bản tính cần cù, ham học hỏi và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây trồng, vật nuôi gia đình anh phát triển tốt và cho hiệu quả cao.

Anh Hoàng Văn Phước đang cho cá ăn.
Anh Hoàng Văn Phước đang cho cá ăn.
Qua học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế có hiệu quả cao trên địa bàn, năm 2007, anh Phước quyết định chuyển đổi khoảng 7 sào đất canh tác lúa của gia đình thành 4 ao nuôi cá. Ban đầu, do hiểu biết về kỹ thuật nuôi cá còn hạn chế, vốn đầu tư hạn hẹp nên anh chỉ nuôi với số lượng ít, chủ yếu là cá chép, cá mè,... Sau đó, qua một thời gian nuôi thấy hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, anh đã đầu tư  nuôi với số lượng lớn, đồng thời đưa thêm một loại cá có hiệu quả cao vào nuôi như: cá trắm, cá rô phi,… Hiện nay, mỗi năm, từ những ao cá này, gia đình anh đã xuất bán ra thị trường trên 2 tấn cá các loại. Trừ hết chi phí thức ăn và con giống, gia đình anh Phước thu lãi trên 60 triệu đồng/năm...

Không dừng lại ở đó, tận dụng diện ích bờ ao, anh Phước còn đưa thêm gần 100 cây tre lấy măng vào trồng. Việc làm này vừa có tác dụng chống xói mòn cho đất vừa đem lại nguồn thu nhập đáng kể,… Sau nhiều năm làm ăn và tích lũy, đến nay anh Phước đã có trong tay 9 ha đất, trong đó có 6 ha đất trồng điều (xen thêm ngô và 4.000 cây ca cao), 2,3 ha đất trồng cà phê, 7 sào ao cá,… Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình anh đạt gần 700 triệu đồng/năm, trừ chi phí anh thu lãi khoảng trên 400 triệu đồng/ năm.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Hoàng Văn Phước còn tích cực tham gia phong trào ở cơ sở và sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con hàng xóm cùng nhau vươn lên làm giàu. Nhiều năm liên tục, gia đình anh đều được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Trung Dũng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.