Multimedia Đọc Báo in

Hướng đi bền vững công nghệ sinh học: Phao cứu sinh cho những vườn cà phê già cỗi và tái sinh

05:55, 09/04/2012

Lâu nay, để “trẻ hóa” vườn cà phê già cỗi, kém năng suất, giải pháp được người dân lựa chọn thường là cưa đốn, ghép chồi hoặc nhổ bỏ để trồng mới. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại thường không cao, nhất là những vườn cà phê tái canh, cây thường bị chết vào năm thứ 3. Loay hoay trước nhiều ngã rẽ, người nông dân vẫn chưa tìm được hướng đi phù hợp thì những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao xuất hiện như chiếc phao cứu sinh cho người dân xứ sở cà phê, giúp “hồi sinh” những vườn cà phê già cỗi và vườn tái canh đang ngắc ngoải.

Niềm vui của chị Nguyễn Thị Lương (xóm mới, xã Quảng Tiến, Cư M’gar) khi phục hồi được vườn cà phê già, kém năng suất.
Niềm vui của chị Nguyễn Thị Lương (xóm mới, xã Quảng Tiến, Cư M’gar) khi phục hồi được vườn cà phê già, kém năng suất.

Thật khó để tin được điều này nếu chưa được “mục sở thị” những vườn cà phê đã sử dụng chế phẩm sinh học A-H, N-H, N-K của Công ty Cổ phần Thanh Hà (Hà Nội), và thực tế đã thuyết phục được chúng tôi khi đến thăm vườn cà phê của anh Phạm Văn Hùng ở tổ dân phố 9, thị trấn Phước An (huyện Krông Pak). Theo anh kể, 1,6 ha cà phê của gia đình đã gần 30 năm tuổi, năng suất rất thấp, chỉ đạt 1,1-1,2 tấn/ha, nhiều lần định phá bỏ để trồng lại, nhưng chưa có điều kiện. Năm 2009, duyên may đã đến với gia đình khi anh dùng chế phẩm của Công ty Thanh Hà giúp anh “cứu” thành công 5 sào lúa bị vàng lùn xoắn lá. Thấy hiệu quả, anh đã thử nghiệm cho diện tích cà phê già cỗi, sau 1 năm sử dụng, vườn cà phê nhà anh bỗng “thay da đổi thịt”, các cành phát triển mạnh, lá xanh tốt, hoa bung nhiều, trái đậu cũng nhiều hơn. Năm đó, vườn cà phê của anh đạt 2,5 tấn/ha, tăng gấp đôi so với niên vụ 2009. Vui mừng với kết quả đạt được, năm 2011 anh đầu tư thêm 7 triệu đồng mua các chế phẩm A-H, K-H, N-H để tiếp tục cải tạo vườn cà phê, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ công ty, vườn cà phê của anh đã được cải tạo một cách khoa học và kết quả đạt ngoài sự mong đợi, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Anh cho biết: sau 3 năm sử dụng chế phẩm sinh học này, vườn cây rất khỏe, cho ra nhiều cành mới, trổ hoa nhiều, trái sai, ít rụng hơn…, đồng thời giảm chi phí đầu tư từ 25-30%.

Ông Nguyễn Hồng Minh (thôn 7, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin) đang giới thiệu về vườn cà phê tái canh của gia đình.
Ông Nguyễn Hồng Minh (thôn 7, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin) đang giới thiệu về vườn cà phê tái canh của gia đình.

Cũng thuộc diện cà phê già cỗi, vườn cà phê (6 sào) 18 năm tuổi của gia đình chị Nguyễn Thị Lương thuộc xóm mới, xã Quảng Tiến (huyện Cư M’gar) cho sản lượng rất thấp, trên dưới 1 tấn. Đang loay hoay tìm cách xử lý thì vô tình chị đọc được tờ rơi hướng dẫn cách sử dụng các chế phẩm sinh học của công ty Thanh Hà. Đầu năm 2010, được tư vấn về kỹ thuật, chị bắt đầu sử dụng chế phẩm N-H, A-H phun lá và tưới gốc cho vườn cà phê, sau 3 đợt, vườn cây xanh tươi trở lại, đất dưới gốc tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển khỏe…, nhờ đó, vụ cà phê 2011 chị thu được hơn 3 tấn. Chỉ cho chúng tôi xem những chùm hoa mọc chi chít từ thân cây ra tới đầu cành, chị vui vẻ nói: với tỷ lệ hoa như thế này, năng suất vụ sau sẽ còn tăng nữa. Dùng chế phẩm sinh học này không những giúp cây cà phê “trẻ lại”, cho quả đồng đều mà còn giúp nông dân giảm chi phi đầu tư. Trước kia, 1 ha cà phê phải đầu tư từ 30-40 triệu đồng/vụ, nay gia đình chỉ chi phí chừng 17-18 triệu đồng/vụ mà năng suất lại tăng gấp đôi.

Không chỉ ‘trẻ hóa” được những vườn cà phê già, tái canh kém phát triển, các chế phẩm sinh học của công ty Thanh Hà cũng mang lại hiệu quả cao cho nhiều vườn cà phê khác điển hình như vườn cà phê của ông Vương Đức Hợi ở thôn 8, xã Cư Ni (huyện Ea Kar). Ông Hợi cho biết: gia đình có 1 ha cà phê tái canh, 2 năm đầu, cây phát triển tốt, nhưng sang năm thứ 3, vườn cây bắt đầu vàng lá, bộ rễ cong lên, không bám được vào đất và cây chết dần mặc dù gia đình đã thực hiện biện pháp luân canh trước khi trồng mới. Tuy nhiên, sau khi được giới thiệu dùng thử chế phẩm sinh học N-H, A-H thì chỉ 1 năm vườn cây bắt đầu xanh tốt trở lại và đã cho thu hoạch trái bói. Ông Hợi dự tính sẽ tiếp tục dùng chế phẩm này để cải tạo đất và phục hồi sức khỏe cho vườn cây. Hay trường hợp của ông Nguyễn Hồng Minh ở thôn 7, xã Ea Bhok (huyện Cư Kuin), trước khi sử dụng chế phẩm sinh học này, ông “đau đầu” với 4 sào cà phê tái canh của gia đình vì vườn cây đang phát triển rất tốt, nhưng khi cho trái thì lại bị bệnh đồng loạt, lá chuyển sang vàng rồi chết rụi dần. Thế nhưng, sau 3 năm sử dụng chế phẩm A-H; N-H vườn cây đã được phục hồi. Đến giờ, khó ai nhận ra đây là vườn tái canh bởi cây phát triển rất khỏe, lá dày, ra hoa đồng loạt, đặc biệt là tình trạng mọt cành, rụng quả dường như không còn. Ổng Minh khẳng định: chế phẩm sinh học này có thể giúp bà con rút ngắn quá trình phục hồi, tái canh cà phê già mà năng suất không hề sụt giảm và không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường xung quanh.

Đánh giá về sản phẩm này, ông Trương Văn Cao, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Krông Pak cho biết: đây là sản phẩm công nghệ cao, tích hợp nhiều tiện ích như: cải tạo, giải độc cho đất, cho cây, cân bằng sinh thái môi trường; cây tăng được khả năng chịu hạn, chịu rét cao (có khả năng chịu rét dưới 5 độ C); điều hòa sinh trưởng, cân bằng phát triển cho cây trồng; kích thích độ nẩy mầm cao, khỏe; loại trừ các nấm bệnh tồn dư trong giống. Vì thế, đã giúp giảm chi phí đầu tư của nông dân… Đặc biệt, đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, rất phù hợp để phát triển nền nông nghiệp xanh - sạch – an toàn. Theo ông Nguyễn Anh Kết, Giám đốc Công ty CP Thanh Hà, khi sử dụng các sản phẩm sinh học nói trên, bà con cần kết hợp đồng bộ các biện pháp tưới tiêu, giống, phân bón, phòng chống sâu bệnh… để đạt được kết quả như mong muốn.

Thuận Nguyễn


Ý kiến bạn đọc