Multimedia Đọc Báo in

Đổi thay ở buôn Cư Drăm

07:57, 01/08/2012

Buôn Cư Drăm (xã Cư Drăm - huyện Krông Bông) trước đây có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất xã. Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa máy móc vào sản xuất nên tỷ lệ hộ nghèo trong buôn đã giảm nhanh chóng. Buôn Cư Drăm đã được xã chọn làm điểm để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. 

Đường vào buôn văn hóa Cư Drăm hôm nay.
Đường vào buôn văn hóa Cư Drăm hôm nay.

Buôn  Cư  Drăm  hiện có  186  hộ,  886 khẩu,  trong đó 75% là người dân  tộc  thiểu  số tại  chỗ. Mặc  dù  có  diện tích đất nông nghiệp bình quân  đầu  người  cao  nhất so với các thôn, buôn của xã Cư Drăm  (bình quân 1 ha/hộ)  song  những  năm trước đây,  tỷ  lệ hộ nghèo của  buôn  luôn  chiếm trên  30%.  Nhưng  những năm  gần  đây,  cuộc  sống của người dân trong buôn đã  có nhiều  thay đổi. Từ buôn  có  tỷ  lệ  hộ  nghèo cao  nhất,  đến  nay  buôn Cư  Đrăm  chỉ  còn  14  hộ nghèo,  chiếm  tỷ  lệ  7,5% (tỷ  lệ  hộ  nghèo  của  toàn xã  là  34%). Nhiều  hộ  từ đói nghèo nay đã vươn lên có cuộc sống ổn định, xây dựng  được  nhà  cửa  kiên cố, mua  sắm  nhiều  trang thiết bị sinh hoạt, phục vụ sản xuất; đặc biệt trong đó có  nhiều  hộ  thoát  nghèo vươn lên làm giàu với mức thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng, điển hình nhưgia đình Ama Tuyên, Ama Út, Amí Nuôl, Ama Noel, Amí  Thăng,  Ama  Nol... Ông  Ama  Diện,  Trưởng buôn  Cư  Drăm  cho  biết: “Trước  đây  diện  tích  đất bằng,  màu  mỡ  bỏ  hoang khá nhiều. Bà con chủ yếu tỉa  lúa,  tỉa ngô ở  rẫy  cao với diện tích chưa đến 100 ha bằng giống thuần chủng năng  suất  thấp. Đến nay, diện  tích  gieo  trồng  mỗi vụ  đã  tăng  lên  trên  250 ha, trong đó ruộng nước 20 ha, sắn 100 ha, cà phê 20 ha,  cao  su  2  ha,  đặc  biệt trên 100 ha ngô lai là cây trồng chủ lực mỗi vụ đem về gần 1 nghìn tấn ngô cho bà  con  nông  dân… 

Sở  dĩ có được thành quả này là những năm gần đây, buôn đã được đầu  tư xây dựng cầu cống, đường sá kiên cố ra đến ruộng rẫy; hệ thống thủy lợi thuận lợi trong sản xuất;  bà  con  được  hướng dẫn  lựa  chọn  cây  giống phù hợp với từng loại đất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật  và  đưa  cơ  giới  vào sản  xuất.  Nhờ  vậy,  năng suất  cây  trồng  hằng  năm đều  tăng.  Thuận  lợi  nhất là các thửa ruộng, rẫy của bà con liên canh nên việc làm đất, gieo  trồng, chăm sóc,  thu  hoạch  rất  thuận lợi. Hiện tại đã có hơn 20 hộ mua xe công nông, máy cày,  máy  xới,  máy  tưới,  máy đập để phục vụ  sản xuất”. Được biết, đến nay 100%  các  hộ  trong  buôn đã  được  dùng  nước  sạch, điện  lưới  quốc  gia.  Cả buôn chỉ còn 3 hộ có nhà tạm bợ, Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội  luôn  bảo  đảm;  trong buôn vẫn giữ được những lễ hội, phong tục, tập quán truyền  thống,  những  nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc  dân  tộc Tây Nguyên. Ông  Ama  Tuyên,  Bí  thư Chi  bộ  buôn  Cư Drăm  tự hào:  “Buôn  Cư  Drăm  là buôn đầu tiên của xã được công  nhận  buôn  văn  hóa vào  năm  2002.  Cả  buôn còn giữ được 20 bộ chiêng cổ và hơn chục chiếc ghế Kpan truyền thống. Chi bộ buôn Cư Đrăm 3 năm liền được công nhận trong sạch vững mạnh. Tỷ lệ trẻ trong độ  tuổi  ra  lớp  ở  các  bậc học chiếm trên 98%”. Ban tự quản, các đoàn  thể và nhân  dân  buôn  Cư Drăm đang quyết tâm phấn đấu trong năm 2012 sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7 % và đạt được thêm 2- 3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tùng Lâm

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.