Multimedia Đọc Báo in

Cựu chiến binh làm giàu bằng nghề rèn - cơ khí

13:15, 06/01/2014
Năm 1994, sau 15 năm trong quân ngũ, ông Nguyễn Đăng Khoa cùng gia đình đến lập nghiệp tại thôn 2, thị trấn Ea Súp (huyện Ea Súp). Những ngày đầu lập nghiệp, cuộc sống  gặp muôn vàn khó khăn,  cả gia đình ông phải ở nhờ nhà bà con. Ông Khoa lúc nào cũng trăn trở, suy nghĩ làm sao để phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo.
Không chỉ chăm làm giàu ông Nguyễn Đăng Khoa còn tích cực tham gia công tác xã hội.
Không chỉ chăm làm giàu ông Nguyễn Đăng Khoa còn tích cực tham gia công tác xã hội.

Năm 1995, nhận thấy nhu cầu sử dụng các loại nông cụ của nông dân rất lớn, trong vùng lại chưa có mấy người làm, ông Khoa bàn với vợ ý định mở lò rèn. Thế là, chồng làm thợ cả, vợ làm thợ phụ, lò rèn của gia đình ông ra đời, chuyên sản xuất các loại nông cụ cuốc, xẻng, dao rựa… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Lò rèn của gia đình ông sản xuất những sản phẩm có chất lượng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Thu nhập từ lò rèn cũng dần dần tạo nên cuộc sống ổn định cho gia đình. Năm 2005, được vay 3 triệu đồng từ nguồn vay vốn hộ nghèo, ông đầu tư mua thêm một số vật tư, dụng cụ thô sơ, máy móc nhỏ để phục vụ công việc. Đến năm 2010, ông mạnh dạn vay 300 triệu đồng từ Ngân hàng Quốc tế chi nhánh Dak Lak để đầu tư mua máy điện, máy hàn và sắt các loại để chế tạo chi tiết phụ tùng cho các loại máy cày, công nông… Bằng sự cố gắng nỗ lực không ngừng, hằng năm từ nghề rèn - cơ khí cho gia đình ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Không những thế, ông còn tạo công ăn việc làm cho 5 thợ với mức lương từ 5-6 triệu đồng/ tháng.

Không chỉ chăm làm giàu, ông Khoa còn tích cực tham gia vào công tác xã hội tại địa phương. Với vai trò là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn, ông đã vận động hội viên xây dựng quỹ hội cho hội viên nghèo vay vốn làm ăn; tham gia tích cực vào các hoạt động tình nghĩa… Ông còn được tín nhiệm làm thôn trưởng, đại biểu HĐND thị trấn Ea Súp. Ông cũng là đảng viên  với 30 năm tuổi Đảng.

 Trang Vũ


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.