Multimedia Đọc Báo in

Hội Nông dân xã Hòa Hiệp (Cư Kuin): Tích cực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

14:05, 10/06/2014
Hội Nông dân xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin) hiện có 810 hội viên, sinh hoạt ở 36 tổ hội và 8 chi hội. Nhiều năm nay, công tác Hội và phong trào nông dân của xã có nhiều chuyển biến, tổ chức Hội được củng cố, phương thức hoạt động đổi mới.
 
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Công tác xây dựng tổ chức Hội được thực hiện nền nếp và có hiệu quả. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng được Hội chú trọng; hằng năm Hội đều phát động thi đua để các chi hội đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, thu hút được đông đảo hội viên tham gia tích cực. Từ năm 2013 đến nay, Hội Nông dân xã có 460 hội viên đăng ký, trong đó có 429 hội viên đạt hộ sản xuất, kinh doanh giỏi (đạt 93,2%). Hội đã phối hợp với các ngành, đoàn thể trong xã tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi, thú y; giới thiệu các mô hình tiên tiến, kinh tế trang trại, công nghệ mới trong sản xuất... Hội đề nghị với các cấp hội đầu tư cho hội viên nông dân nghèo được hỗ trợ vốn vay của Trung ương Hội với số tiền 330 triệu đồng cho 11 hội viên vay, vận động hội viên quyên góp quỹ hỗ trợ nông dân được 114 triệu đồng, giải quyết cho trên 20 lượt hội viên vay với lãi suất thấp, góp phần tạo việc làm, ổn định cuộc sống. 
Nông dân xã Hòa Hiệp chăm sóc cây màu vụ mùa.
Nông dân xã Hòa Hiệp chăm sóc cây màu vụ mùa.

Trong những năm qua, Hội Nông dân xã còn thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện cho nông dân vay vốn, với số dư nợ hàng năm trên 10 tỷ đồng. Nhận ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tín chấp cho 367 lượt hộ hội viên vay trên 5 tỷ đồng để phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, thương mại để nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra còn tổ chức cho hội viên đi tham quan, học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả, về phổ biến rộng rải trong toàn hội nông dân xã, từ đó tạo cho hội viên nông dân tâm lý tin tưởng và gắn bó với tổ chức Hội. Hội đã phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức trên 60 cuộc tập huấn, hội thảo, mở 4 lớp dạy nghề; xây dựng 6 điểm trình diễn về sản xuất, chăn nuôi, thủy sản, rau màu... Nhiều nông dân đã thể hiện tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và làm có hiệu quả, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu trong xã, điển hình như mô hình Hợp tác xã Khai thác cát của gia đình ông Ngô Bá Vẽ ở thôn Giang Sơn; mô hình chăn nuôi heo của ông Nguyễn Hoàng Chương, Phạm Văn Quyết ở thôn Kim Phát; mô hình trồng cây cà chua ghép trong nhà lưới của ông Ngô Văn Sơn ở thôn Mới, mô hình VAC của ông Lê Kim Đính thôn Kim Phát…

Bên cạnh đó phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới được các hội viên tích cực hưởng ứng tham gia. Hội Nông dân xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể từ xã đến các thôn, buôn vận động hội viên và nhân dân trong xã tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện tốt các hương ước, quy ước ở thôn, buôn; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, được đông đảo người dân hưởng ứng. Phong trào nông dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc được thực hiện sâu rộng trong các gia đình hội viên.

Từ những kết quả đạt được trong phong trào hoạt động của hội, nhiều năm qua Hội Nông dân xã Hòa Hiệp luôn được Huyện hội Cư Kuin và Đảng ủy, chính quyền địa phương xã Hòa Hiệp đánh giá, xếp loại là đơn vị vững mạnh, vững mạnh xuất sắc và tặng nhiều giấy khen cho tập thể, cá nhân của hội.

Hồng Khanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.