Multimedia Đọc Báo in

Chủ động bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa lũ

20:59, 19/08/2014

Để chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của mùa mưa lũ năm nay, thời gian qua ngành giao thông vận tải đã thành lập đoàn kiểm tra thực tế trên các công trình giao thông trọng yếu, qua đó đề ra các giải pháp bảo đảm ATGT phù hợp cho từng địa phương.

Dak Lak có trên 10.000 km đường giao thông các loại, đến nay tỷ lệ nhựa hóa tương ứng là: quốc lộ 84%, tỉnh lộ 91%, đường huyện 52%, đường xã 26%. Ngoài ra, toàn tỉnh có 410 cầu, trong đó có trên 300 cầu tạm, cầu dân sinh, phần lớn đã xuống cấp, hư hỏng. Theo đánh giá của ngành giao thông, hệ thống cầu đường trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, song hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều tuyến đường, cầu cống bị sạt lở, gãy đổ. Đơn cử do mùa mưa bão năm 2013 kéo dài đã gây hư hỏng nhiều đoạn quốc lộ 29 và các tuyến tỉnh lộ (TL): 1, 8, 9, 10, 12 và 15… đến nay vẫn chưa khắc phục xong, do thiếu kinh phí. Riêng các công trình cầu, cũng năm 2013 có 18 cầu bị trôi, đến nay mới chỉ sửa chữa xong 2 cầu. Đặc biệt, cơn lũ xảy ra hồi tháng 9-2013 trên địa bàn huyện Ea H’leo đã làm hư hỏng 13 cầu giao thông nông thôn cùng nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn.
Mưa kéo dài trong những ngày đầu tháng 8-2014 làm ngập lụt đường liên xã Ia R’vê - Ea Rôk (huyện Ea Súp).
Mưa kéo dài trong những ngày đầu tháng 8-2014 làm ngập lụt đường liên xã Ia R’vê - Ea Rôk (huyện Ea Súp).

Từ kinh nghiệm của những năm trước, vào đầu mùa mưa năm nay, ngành giao thông đã quán triệt đến các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”. Sở GTVT đã thành lập Ban Chỉ huy PCLB và GNTT, phân công trực 24/24 giờ và huy động các đơn vị liên quan sẵn sàng tham gia vào công tác này khi có yêu cầu. Đối với các huyện vùng sâu, vùng xa có địa hình phức tạp, mùa mưa thường xảy ra lũ quét gây sạt lở các công trình giao thông, ngành cũng chủ động kiểm tra các vị trí trên quốc lộ 27 (đoạn qua huyện Lak), quốc lộ 14 (qua huyện Ea H’leo), Quốc lộ 14C (qua huyện Ea úp) và hầu hết các tuyến tỉnh lộ… để có giải pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Đi đôi với các mặt công tác trên, ngành còn chuẩn bị một số vật tư, thiết bị dự phòng chủ yếu như dầm cầu, mặt cầu bằng thép, ca nô… cùng với triển khai sửa chữa cầu km5+205 trên đường liên huyện Ea H’leo-Ea Súp, thu hồi các cầu cũ trên TL1 và TL12 về kho để quản lý và dự phòng phục vụ công tác phòng chống bão lũ. Bên cạnh đó, Ban ATGT cũng có văn bản đôn đốc Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch chủ động phòng chống bão lũ; tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân khi đi qua những vùng ngập nước, kể cả những vị trí quen thuộc. Người dân chỉ nên đi qua đây khi có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ; phải tuân thủ các biển báo nguy hiểm, không cố cứu vớt tài sản bị nước cuốn trôi ở khu vực sông, suối… Hiện Ban ATGT các cấp và các đơn vị quản lý đường bộ đang thống kê một số điểm có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão để cảnh báo cho người dân đề phòng.

Sở GTVT cho biết: năm 2014 UBND tỉnh sẽ phân khai 1,567 tỷ đồng từ Quỹ Bảo trì đường bộ để sửa chữa các cầu treo hư hỏng tại các huyện: Krông Bông, Ea Kar, Buôn Đôn, Krông Năng và Lak. Đối với những công trình cầu đường hư hỏng do mùa mưa năm ngoái chưa khắc phục do thiếu vốn thì Sở đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT và các đơn vị liên quan cấp hỗ trợ cho tỉnh các dầm cầu sắt cũ thu hồi từ Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh để địa phương tận dụng. Đồng thời, đề nghị Bộ hỗ trợ 37 tỷ đồng sửa chữa 4 tuyến tỉnh lộ, 4 đường liên huyện, liên xã và 2 cầu giao thông nông thôn qua địa bàn các huyện Ea H’leo, Ea Súp, Krông Buk và Buôn Đôn do bị lún, ngập và trôi.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.