Multimedia Đọc Báo in

Lựa chọn nào cho phát triển cà phê bền vững?

09:02, 05/12/2014
Hiện nay, việc sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận ở Dak Lak đang tăng nhanh về diện tích và chiếm khoảng 58% tổng sản lượng, với các loại hình sản xuất cà phê bền vững như: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade.
 
Có thể thấy được lợi ích khi triển khai thực hiện các loại hình cà phê này là tạo được mối liên kết giữa 4 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp), làm gia tăng giá trị cà phê xuất khẩu, đồng thời người sản xuất cà phê còn được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm...

Tuy nhiên, cái khó khăn nhất hiện nay của cà phê được chứng nhận bền vững là ở khâu tiêu thụ, nhất là cà phê có xác nhận 4C, dù đã có sự cam kết thu mua hết bởi các tập đoàn lớn và nhà rang xay đang hoạt động tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Coffee Barometer năm 2014 thì tổng sản lượng cà phê chứng nhận, xác nhận được sản xuất trong năm 2013 của thế giới là 4,150 triệu tấn, trong đó cà phê có chứng nhận các loại (Fairtrade Organic, Rainforest Alliance, Utz Certified) chiếm 45% và cà phê có xác nhận (4C) chiếm 55%. Tuy nhiên, trong số đó, sản lượng được thương mại là 1,140 triệu tấn, chiếm 27% so với tổng sản lượng sản xuất, trong đó, cà phê 4C là 2,280 triệu tấn, nhưng mới được thương mại 450 nghìn tấn; sản lượng cà phê chứng nhận các loại được thương mại chiếm 61% (ở Dak Lak, cà phê có chứng nhận, xác nhận được thương mại khoảng 30-35%).

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, niên vụ 2013-2014, Dak Lak xuất khẩu được gần 50% sản lượng cà phê thu được, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong việc thương mại các lô hàng cà phê có chứng nhận vì rất nhiều nguyên nhân, do vậy trong tương lai chúng ta cần xem xét lại việc đẩy mạnh phát triển diện tích cà phê có chứng nhận, xác nhận để tránh cung vượt quá cầu, gây khó khăn trong xuất khẩu. Mặt khác, Dak Lak đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn về Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh cần khai thác tốt tiềm năng này thông qua những chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đây cũng là hướng đi để tìm kiếm giá trị gia tăng cho cà phê Dak Lak mà không bị phụ thuộc nhiều vào các nhà nhập khẩu nước ngoài, như vậy sản xuất và xuất khẩu cà phê cũng sẽ bền vững hơn.

Thuận Nguyễn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.