Multimedia Đọc Báo in

Đã đến lúc phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sâu

07:38, 10/01/2016
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2012 cả nước xuất khẩu đạt 1,7 triệu tấn cà phê, trong đó cà phê chế biến ước đạt 52.000 tấn (chiếm 3% lượng xuất khẩu), kim ngạch trên 175 triệu USD (chiếm 4,8% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành); năm 2014 xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, cà phê chế biến xấp xỉ 54.000 tấn (chiếm 3,2%), kim ngạch đạt 274 triệu USD (chiếm 7,7%). Năm 2015, lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014 do 9 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu hơn 900.000 tấn trong đó cà phê chế biến đạt 52.000 tấn (chiếm gần 5,8%), kim ngạch đạt 226 triệu USD.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, việc gia tăng giá trị ngành cà phê thông qua chế biến sâu là một trong những giải pháp hiệu quả, được Nhà nước khuyến khích. Năm 2015, lượng xuất khẩu cà phê chế biến có chiều hướng tăng mạnh trong xu hướng giảm của xuất khẩu cà phê nhân góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Theo lý giải của các chuyên gia, ngoài nguyên nhân giá cà phê thế giới biến động thất thường, giao dịch trầm lắng khiến hàng tồn kho ứ đọng, thì khoảng cách giá giữa cà phê Robusta và cà phê “cao cấp” Arabica ngày càng giảm nên các nhà rang xay có chiều hướng lựa chọn cà phê Arabica nhiều hơn; đòi hỏi các nhà xuất khẩu cà phê Robusta phải đẩy mạnh chế biến sâu để thích nghi với thị trường. Thực tế cho thấy, hạt cà phê qua quá trình chế biến có thể gia tăng giá trị lên 3-4 lần so với xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu - cà phê nhân. Tuy nhiên, sản lượng cà phê chế biến sâu hiện nay vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chế biến và xuất khẩu. Khi vào mùa thu hoạch, các đơn vị thu mua cà phê tạm trữ hoặc thu mua theo công suất chế biến của nhà máy.

Chiếc bánh lợi nhuận cà phê trước nay vốn nằm trong tay các doanh nghiệp trong nước nhưng nay đang bị xé nhỏ và phần lớn lợi nhuận đang nghiêng về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Rõ ràng, để vực dậy chính mình và ngành cà phê, các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để đẩy mạnh chế biến sâu vừa phục vụ thị trường trong nước vừa xuất khẩu, góp phần gia tăng giá trị toàn ngành.

                                    Thanh Hường  


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.