Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả kinh tế từ cây cà tím Nhật Bản

14:34, 20/04/2016
Những năm gần đây, mô hình trồng cà tím Nhật Bản đã được nhiều hộ nông dân ở tổ dân phố 4, thị trấn M’Đrắk (huyện M’Đrắk) mạnh dạn đưa vào sản xuất đại trà, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, gia đình anh Lương Văn Điệp và chị Ngô Thị Nhung chủ yếu trồng các loại cây như: ngô, sắn, rau xanh… mất nhiều công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Tháng 11-2015, gia đình anh chị trồng thử nghiệm 1.400 cây cà tím Nhật Bản trên diện tích 1,7 sào. Sau gần 3 tháng chăm sóc, anh chị đã thu hoạch được 7 tấn cà tím, với giá bán bình quân 5.000 đồng/kg, thu về gần 35 triệu đồng. Chị Nhung cho biết, các hộ trồng cà tím ở  tổ dân phố 4 được Chi nhánh Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật, ký hợp đồng thu mua sản phẩm hằng ngày nên gia đình chị và các hộ đều yên tâm về đầu ra của nông sản.

Chị Ngô Thị Nhung trong vườn cà tím Nhật Bản của gia đình.
Chị Ngô Thị Nhung trong vườn cà tím Nhật Bản của gia đình.

Là tổ trưởng tổ hợp tác thu mua cà tím Nhật Bản của tổ dân phố 4 (thị trấn M’Đrắk), gia đình anh Lương Văn Dũng cũng đã đầu tư trồng cà tím hơn 2 năm nay. Qua quá trình trồng và chăm sóc cà tím, anh Dũng nhận thấy đây là loại cây rất thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương, dễ trồng, ít công chăm sóc, chi phí đầu tư ban đầu thấp mà lại cho thu nhập cao so với cây trồng khác. Sau khoảng 3 tháng trồng, cà tím đã cho thu hoạch lứa đầu, thời gian thu hoạch của cây cà tím kéo dài liên tục từ 7-8 tháng. Với 2 sào trồng 1.500 cây cà tím, đến nay gia đình anh Dũng đã thu hoạch được 2 tấn quả. Nếu chăm sóc tốt thì 1 vụ cà tím có thể cho thu nhập từ 55-60 triệu đồng.

Tổ dân phố 4, thị trấn M’Đrắk có diện tích tự nhiên trên 24 ha, dân số hiện có 83 hộ với 306 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng hoa màu và chăn nuôi. Nhận thấy trồng cây cà tím Nhật Bản đã mang lại thu nhập cao hơn so với những cây trồng khác, nhiều hộ dân trong tổ dân phố đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây cà tím Nhật Bản. Đến nay, toàn tổ dân phố đã trồng trên 24.000 cây cà tím trên diện tích 2,4 ha. Thu nhập từ cây cà tím đã giúp cho nhiều hộ có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, để giúp cho các hộ nông dân trong tổ dân phố 4, thị trấn M’Đrắk yên tâm đầu tư mở rộng diện tích trồng cây cà tím Nhật Bản, rất cần có sự quy hoạch và hỗ trợ kỹ thuật, định hướng bao tiêu sản phẩm của chính quyền địa phương nhằm tránh rủi ro cho nông dân, góp phần thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo.

Thúy Diệp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.